Người dân Ireland đang trông chờ vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.

Người dân Ireland đang trông chờ vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.

Kết quả thăm dò dư luận sau vòng bỏ phiếu cuộc tổng tuyển cử tại Ireland ngày 25-2 cho thấy, đảng trung hữu đối lập Fine Gael dẫn đầu với 36,1% tỷ lệ ủng hộ. Nếu Fine Gael soán ngôi đảng cầm quyền Fianna Fail của Thủ tướng Brian Cowen, điều này cũng chẳng khiến người dân bất ngờ.

 

Thất bại vì đâu?

Kết quả bầu cử sơ bộ cũng cho thấy, 134 trong số 166 ghế tại Hạ viện đã được xác định, với 61 ghế của Fine Gael (đảng Liên minh trung hữu Ireland), 32 ghế của đảng Lao động và Fianna Fail (đảng Cộng hòa) chỉ có 14 ghế. Đảng Fianna Fail của Thủ tướng Brian Cowen có thể phải đón nhận một kết quả tổng tuyển cử tồi tệ nhất với tỷ lệ ủng hộ 17,1%.

Nếu kết quả cuối cùng cho chiến thắng thuộc về Fine Gael thì đây sẽ là kết quả tồi tệ nhất của Fianna Fail sau 30 năm cầm quyền. Ông Cowen đã thừa nhận thất bại ngay trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Các nhà phân tích cho rằng, nếu chưa chiếm đa số ghế tại Hạ viện (83 ghế) để thành một đảng lớn, Fine Gael sẽ tính đến biện pháp liên minh với đảng Lao động, đang đứng thứ 2 theo tỷ lệ ủng hộ phiếu bầu. Ông Enda Kenny, lãnh đạo của Fine Gael dự kiến được bầu làm thủ tướng. Hiện ông này đã lên kế hoạch công du tới Brussels vào tuần tới để hội đàm với những người đồng cấp của các nước trong Liên minh châu Âu (EU).

Lý giải về nguyên nhân Fine Gael và đảng Lao động dẫn đầu, Tân Hoa xã cho rằng do 2 đảng đều nhận được sự ủng hộ của người dân nhờ các chính sách mới. Trong chiến dịch tranh cử, Fine Gael cam kết sẽ giảm 9 tỷ euro thâm hụt ngân sách trong vòng 3 năm tới. Trong đó có cả những biện pháp kích thích tăng trưởng việc làm, giảm chi tiêu công, cải tổ hệ thống chính trị và dự định thương thảo lại các điều khoản trong gói cứu trợ. Đảng Lao động thì cam kết bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cải tổ các dịch vụ công, cải cách quyền tự do thông tin, đưa vào khuôn khổ các biện pháp vận động hành lang. Cả hai đảng đều cam kết sẽ cải cách hệ thống y tế tốt hơn so với thời điểm hiện tại, tức dựa theo mô hình y tế của Hà Lan là mỗi người dân đều có quyền hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất.

Không có “tuần trăng mật”

Một nguyên nhân khác khiến hai đảng đối lập ở Ireland trở thành những “ngôi sao sáng” là do đất nước Ireland đang chìm trong cuộc khủng hoảng tồi tệ. Người dân Ireland mất lòng tin vào chính phủ cầm quyền. Viện Thống kê Ireland ước tính, khoảng 100.000 người dân nước này sẽ rời bỏ đất nước trong 2 năm tới, tức là cứ 5 người Ireland sẽ có 1 người rời nước này trong năm 2012.

Ireland hiện đang có tỷ lệ thất nghiệp ở mức 14%, thị trường nhà đất gần như tê liệt. Đời sống của người dân bị đảo lộn. Bên cạnh đó là mức thâm hụt ngân sách quốc gia hơn 4 triệu dân này trong năm nay dự kiến sẽ vượt mốc 30% GDP, cao gấp đôi của Hy Lạp. Cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ở Ireland, quốc gia đầu tiên trong khối Eurozone gặp khủng hoảng nợ công tổ chức bầu cử, diễn ra giữa lúc cử tri bất bình về tình trạng kinh tế suy yếu, gói cứu trợ quốc tế cũng không được lòng dân.

Vấn đề xuất phát từ việc Dublin chấp nhận gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ USD, với mức lãi suất 5,8%/năm từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Phần lớn người dân nước này cũng phản đối gói cứu trợ trên vì đó là biểu hiện đánh mất chủ quyền quốc gia khi cầu viện sự trợ giúp tài chính từ bên ngoài, rồi phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo từ hai thể chế tài chính đó.

Nhà phân tích Peter Sirr ở Trường Đại học Trinity Dublin nhận định, người dân Ireland đang chìm trong tuyệt vọng thật sự. Làn sóng phản đối khiến 1/3 nội các Ireland buộc phải từ chức trước thời hạn. Vì những lý do đó, chính phủ mới của Ireland buộc sẽ phải bắt tay ngay vào việc đề ra những kế hoạch thật sự khả quan để vực dậy nền kinh tế của nước này.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nga sắp điều tàu chiến hiện đại tới đảo tranh chấp

Nga có thể điều tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp tới quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Interfax dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov hôm qua cho hay: “Chúng tôi không loại trừ khả năng 1 hoặc 2 tàu Mistral sẽ được triển khai nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại quần đảo Kuril”.

Biểu tình tại Trung Đông-Bắc Phi gia tăng ngày thứ Sáu

Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.

Mỹ đóng cửa sứ quán, chuẩn bị “trừng phạt” Libya

Mỹ đã đóng cửa sứ quán của nước này tại Libya và chuẩn bị “các biện pháp trừng phạt” sau khi xảy ra những vụ xung đột ở nước này, trong khi Tổng thư ký LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có “biện pháp cụ thể” với cuộc khủng hoảng ở Libya.

Triều Tiên công khai sự thật về vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong

Triều Tiên đã công bố “Sách công khai sự thật" về vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái, trong đó nói rõ vụ nã pháo là để đáp trả việc Hàn Quốc bắn pháo.

Algeria dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm qua

Algeria đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài đã 19 năm qua. Đây là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hàng tuần tại thủ đô của Algeria.

Người Thái nói không với thủy điện Xayabury

Cuối tháng 1-2011, hộp thư của tôi đầy ắp thông tin từ bốn người bạn ở Thái Lan tường thuật qua email không khí của hội nghị tham vấn về thủy điện Xayabury tại tỉnh Chiang Khong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục