Các chuyên gia nhận định rằng, nếu nước ngoài định thiết lập vùng cấm bay ở Libya thì lực lượng trực thăng của ông Moammar Gaddafi là một thách thức lớn
Ông Gaddafi. |
Trong cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 8.3, trả lời câu hỏi của Thượng nghị sĩ John McCain, tướng James F. Amos - Tư lệnh lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ - cho rằng, năng lực không quân của Libya khiêm tốn, nhưng mối đe doạ lớn nhất của nước này là lực lượng trực thăng.
Nếu cộng đồng quốc tế định thiết lập vùng cấm bay ở Libya thì trực thăng của lực lượng này là mục tiêu không dễ chút nào. Vùng cấm bay thường được bảo vệ bằng máy bay phản lực chiến đấu, nhưng tốc độ và độ cao của máy bay phản lực sẽ khiến nó khó mà nhằm vào trực thăng, vốn thường bay chậm và thấp. Tướng Amos không trả lời được câu hỏi Chính phủ Libya có bao nhiêu trực thăng, nhưng lực lượng này tập trung áp đảo ở 4 căn cứ xung quanh thủ đô Tripoli. Ông cũng cho biết, môi trường nơi lực lượng của ông Gaddafi đóng quân rất phức tạp và đó cũng là khó khăn khi nước ngoài can thiệp vào Libya.
Tương tự, trong báo cáo hằng năm về sức mạnh quân sự quốc tế công bố ngày 9.3 của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại London (Anh), các chuyên gia quân sự của viện này cho rằng, thiết lập vùng cấm bay có thể chỉ tác động rất hạn chế đối với các cuộc tấn công của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi nhằm vào phe nổi dậy và dân thường. Việc Chính phủ Libya sử dụng máy bay phản lực sẽ ít đe dọa hơn khi họ triển khai trực thăng chiến đấu. Trực thăng này có thể bay quanh vùng cấm bay bởi chúng khó bị phát hiện hơn.
Nhà phân tích Douglas Barrie của IISS cho rằng, ông Gaddafi có khoảng 300 máy bay chiến đấu, nhưng số máy bay có thể hoạt động thì ít hơn thế nhiều và ông Gaddafi ngày càng phải dựa vào 35 trực thăng tấn công. Barrie nhận xét, trực thăng nhỏ hơn, chậm hơn so với máy bay phản lực, nên các biện pháp truyền thống bảo vệ vùng cấm bay sẽ khó mà áp dụng để đuổi kịp các trực thăng này. Chẳng hạn, một số radar sẽ khó mà phân biệt giữa máy bay trực thăng với một chiếc ôtô phóng rất nhanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng, để thiết lập vùng cấm bay cần tấn công lực lượng phòng không Libya. Song ông Barrie nói điều đó chưa hẳn đã cần thiết bởi trang bị quốc phòng của Libya khá nghèo nàn. Ngoại trưởng Anh William Hague nhận xét, hiện giờ cả hai phe ở Libya đều chưa có đủ sức mạnh tức thời để lật đổ phe kia.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TRT của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9.3, ông Gaddafi nói rằng, người dân Libya sẽ chiến đấu nếu các quốc gia phương Tây thiết lập vùng cấm bay. Ông nói rằng, vùng cấm bay là minh chứng cho thấy ý định thật sự của phương Tây là chiếm các mỏ dầu của Libya.
Theo Bao LĐ
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hàng trăm phụ nữ Palestine đã xuống đường tuần hành tại dải Gaza và khu Bờ Tây, đem theo một lá cờ Palestine dài 10 mét, nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị chia rẽ hai phần lãnh thổ của Palestine, và đòi tăng quyền cho phụ nữ.
Phe nổi dậy hôm qua đã tuyên bố bác bỏ đề nghị thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Gadhafi, trong khi phía quân chính phủ đang chặn đà tiến công của quân nổi dậy và phủ nhận tin nói rằng đang tìm cách tiếp xúc với lực lượng này.
Chính quyền thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc sẽ chi 17 tỉ nhân dân tệ (2,6 tỉ USD) để xây dựng một hệ thống an ninh kỹ thuật số với gần 500.000 camera.
Thủ tướng Ai Cập, ông Essam Sharaf hôm 6.3 đã công bố nội các mới, có nhiệm vụ lãnh đạo Ai Cập tiến tới một cuộc bầu cử tự do sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị phế truất.
Trong buổi họp báo bên lề kỳ họp lần thứ tư Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ngày 7.3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì có nhiều đánh giá lạc quan về quan hệ Trung - Mỹ.
Trong khi các cuộc không kích và đánh trả giữa quân chính phủ và quân nổi dậy vẫn còn tiếp diễn ở nhiều thành phố tại Libya, Liên Hiệp Quốc và Mỹ đang gia tăng sức ép với ông Gaddafi về vấn đề nhân đạo và quân sự.