Tổng thống Obama ngày 21/3 cho hay Mỹ sẽ trao lại sứ mệnh kiểm chỉ huy cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Libya trong những ngày tới và sự can dự của Mỹ sẽ “ngắn và hạn chế”, trong khi tướng Mỹ cho biết nhịp độ các cuộc tấn công cũng sẽ được giảm.
Tổng thống Mỹ Obama đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích tại quê nhà về vai trò và mục đích của Mỹ khi tham gia vào các cuộc không kích bắt đầu vào hôm thứ bảy vừa qua nhằm vào
Trước tình hình trên, ông Obama cho hay hoạt động của Mỹ sẽ được hạn chế và sứ mệnh chỉ huy của Mỹ cũng sẽ sớm kết thúc.
“Chúng tôi ước tính cuộc chuyển giao (quyền chỉ huy) sẽ diễn ra theo ngày chứ không phải theo tuần”, ông Obama cho biết trong cuộc họp báo khi đang công du Chile. Tuy nhiên ông không nói nước hay tổ chức nào sẽ đảm nhận sứ mệnh chỉ huy chiến dịch ở
Tướng Carter Ham, hiện là tư lệnh Mỹ chỉ huy chiến dịch ở Libya, cho hay các vụ không kích đã làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh quân sự của Gadhafi và đặt nền móng cho một vùng cấm bay trải rộng khắp miền bắc Libya.
Ông cũng cho rằng các cuộc tấn công sẽ được giảm về nhịp độ trong những ngày tới. “Theo tôi, nếu không có gì bất thường xảy ra, chúng ta sẽ được chứng kiến nhịp độ các cuộc tấn công sẽ giảm”.
Mỹ sẽ trao sứ mệnh chỉ huy cho NATO?
Sự phản kháng quyết liệt của ông Gadhafi cùng bất đồng bên trong NATO về vai trò của nhóm này đối với chiến dịch đã làm tăng nghi ngờ về lý do vì sao Mỹ sớm muốn thoái bỏ sứ mệnh dẫn đầu của mình.
Thủ tướng Anh Cameron đã nói đến ý định chuyển quyền chỉ huy cho NATO trong khi Pháp cho rằng các nước Ảrập không muốn một liên minh do Mỹ đứng đầu can dự.
Bất đồng cũng đang gia tăng trong cộng đồng quốc tế về chiến dịch tại Libya, với Thủ tướng Nga Putin so sánh chiến dịch với “cuộc thập tự chinh thời trung cổ”.
Mặc dù ông Obama kêu gọi ông Gadhafi ra đi, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho rằng người dân Libya cuối cùng phải tự quyết định vận mệnh của chính họ.
“Trong khi chúng tôi có vai trò lớn trong 2,3 ngày đầu, nhưng tôi mong chúng tôi sẽ sớm rút lại chỉ còn là vai trò hỗ trợ”, ông Gates cho hay trong chuyến công du tới Nga.
Giới chức Mỹ gợi ý NATO có thể giúp điều hành chiến dịch mà không cần chính thức tham gia.
Tuy nhiên Andrew Bacevich, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Boston cho hay rất khó có thể thành lập một cấu trúc chỉ huy đa quốc gia về vùng cấm bay. “Nếu họ định làm điều đó thì việc chuyển giao sẽ kéo dài lâu hơn là chính quyền Obama mong muốn”.
Theo Dantri
Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua đã tuyên bố sa thải toàn bộ nội các, giữa lúc các cuộc biểu tình đòi ông từ chức đang leo thang sau vụ 52 người bị thảm sát khi đang biểu tình.
Một tuần đã trôi qua kể từ trận động đất gây sóng thần (11-3) tại các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng. Thảm họa thiên tai lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II giáng xuống đất nước Hoa anh đào cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, kinh tế… thiệt hại ước đoán lên tới hơn 170 tỷ USD. Đất nước Mặt trời mọc đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kép nghiêm trọng: kinh tế và hạt nhân.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov ngày 18-3, trong thời gian từ năm 2011 đến 2020, hơn 19.000 tỷ rúp (khoảng 670 tỷ USD) sẽ được sử dụng để thực hiện Chương trình Nhà nước về mua sắm vũ khí.
Trong những bộ phim về thảm họa của Nhật, họ được ví như những người hùng, hi sinh mọi thứ vì một tương lai tốt đẹp hơn, kỷ luật, quyết đoán, từ chối lùi bước trước nghịch cảnh hay thậm chí là cái chết.
Cùng với tuyên bố ngừng bắn, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi cũng đưa ra lời đe dọa, quân đội chính phủ nước này sẵn sàng tấn công máy bay chở khách ở Địa Trung Hải, một khi nước ngoài tiến hành không kích Libya.
Mấy ngày nay, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn, nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất, làm cho một người lớn như tôi - từng có bằng tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) - cũng phải suy nghĩ về bài học làm người.