Chưa hết cơn choáng váng từ thảm họa của Nhật, giờ đây các nhà đầu tư lại đau đầu trước cuộc không kích quân sự tại Libya và viễn cảnh giá dầu tăng cao. Nhiều quyết định đầu tư lớn bị trì hoãn sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Một điều chắc chắn rằng giá dầu sẽ thiết lập mặt bằng mới và đặt ra thách thức cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Một số nhà phân tích cho rằng giá dầu thô Brent có thể tăng thêm 5 USD lên 119,79USD/thùng - mức cao nhất trong 30 tháng, sau khi dừng ở 113,93USD/ thùng cuối tuần qua.
Cuối tuần qua, lực lượng quân sự phương Tây đã không kích vào lực lượng phòng không của Libya sau khi Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết áp đặt vùng cấm bay. Nhiều khả năng các cuộc tấn công sẽ tiếp diễn trong những ngày tới và các nhà phân tích cho rằng trước mắt sẽ chưa thể có một kết quả rõ ràng nào.
"Đây là một câu hỏi mở bởi chúng ta không biết liệu các cuộc không kích vào Libya sẽ biến thành một vũng lầy hay là chiến thắng nhanh chóng", Boris Schlossberg, một nhà chiến lược tiền tệ tại GFT, New York, nói. "Nếu cuộc chiến kéo dài, các nhà đầu tư phải suy tính lại bởi nó sẽ tạo thêm một điểm nóng địa-chính trị".
Khi cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản diễn ra tuần trước và số người tử vong do sóng thần tăng lên, các nhà đầu tư đã rút các khoản đầu tư rủi ro cao, làm tăng áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu, trong khi đó đồng yên đã tăng vọt trước triển vọng các nhà đầu tư Nhật Bản đem tiền của họ về nước.
Tuần trước giá dầu đã tăng và khả năng tăng thêm sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai. Nó đủ sức để “đóng băng” một số đông các nhà đầu tư dài hạn, hoặc ít nhất là giữ họ ngồi yên và không tiếp tục đầu tư.
Thị trường vốn cổ phần thế giới đã thiệt hại 2% từ trận động đất ở Nhật Bản, tính theo chỉ số MSCI World Index. Tại Tokyo thiệt hại còn tồi tệ hơn - giảm 10%. Biến động tăng cao nhưng vẫn chưa bằng đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.
Tình hình thế giới và nhiều khu vực càng trở nên căng thẳng khi bên cạnh Libya, Bahrain cũng thu hút sự quan tâm do có hành động đàn áp người biểu tình, chủ yếu là người Hồi giáo Shi'ite - một động thái khiến Iran tức giận và tăng áp lực lớn trong khu vực xuất khẩu dầu. Còn tại Yemen, tổng thống đã sa thải nội các sau khi có các cuộc biểu tình khiến nhiều người thiệt mạng. Tình trạng bất ổn tiếp diễn ở Syria vào hôm Chủ nhật, trong khi người dân Saudi Arabia thì tụ tập đòi thả tù nhân.
Dầu lửa và Nhật Bản: Hai mối quan tâm chủ đạo hiện nay
Đối với các nhà đầu tư, trọng tâm của sự bất ổn hiện nay là việc giá dầu tăng cùng động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Nhật Bản sẽ có ý nghĩa thế nào đối với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới.
Phản ứng đầu tiên với những biến cố ở Nhật đã được xử lý khá tốt, chỉ có 0,2% hoặc con số tương đương bị cắt giảm so với tăng trưởng toàn cầu đang ở mức trên 4,4%.
Nhưng cuộc khủng hoảng hạt nhân và khả năng các nhà đầu tư Nhật Bản rút lại tiền từ các thị trường trên thế giới - hay ít nhất là không đầu tư nữa – đã dấy lên những lo ngại về tác động thị trường ngay cả khi Nhật Bản có thể thực hiện được một sự phục hồi kinh tế hình chữ V.
"Những ảnh hưởng kinh tế trực tiếp hoặc ở lượt đầu tiên do trận sóng thần gây ra có thể tác động mạnh tới kinh tế Nhật Bản, nhưng sự lây lan của thị trường tài chính sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng với quy mô toàn cầu," Công ty Tư vấn Fathom cho hay.
Sự can thiệp của nhóm các nước G7 vào thị trường ngoại hối hôm thứ Sáu tuần trước (18.3) nhằm làm dịu đồng yên là một ví dụ sinh động. Đồng yên đã tăng cao do tác động của dòng tiền chuyển về nước và những động thái thu xếp để ổn định. Mặc dù vậy, giới doanh nhân vẫn mong chờ sự can thiệp nhiều hơn vào tuần tới.
Hiện các nhà đầu tư lại càng trở nên thận trọng hơn so với thời điểm xảy ra trận động đất, một phần là do sự tăng đột biến trong giá dầu. Một số người còn cho rằng các thiên tai tại Nhật Bản cũng chỉ là sự khẳng định thêm của xu hướng tất yếu.
"Đây là chất xúc tác cho một cú lắc tương đối lớn", ông Graham Neilson, giám đốc đầu tư chiến lược tại Tập đoàn Cairn Capital nói khi đề cập đến các khoản đầu tư rủi ro nói chung.
Còn nhiều điều chưa thể dự đoán
Trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội đánh giá xem tác động của giá dầu tăng cao đối với nhiều khu vực kinh tế thế giới trong tuần tới sẽ thế nào.
Chỉ số sản xuất và dịch vụ của khu vực đồng euro công bố vào thứ 6 tới sẽ là một ví dụ cho thấy liệu giá dầu có gây tác động gì lớn hay không.
Bản chất phân chia của nền kinh tế Mỹ cũng cần được xem xét, khi mà dữ liệu về tình hình bất động sản của nước này sẽ được công bố vào hôm nay và ngày mai (21-22.3) có khả năng xấu đi, trong khi thông tin về các đơn đặt hàng được công bố vào thứ Năm tới lại có xu hướng thuận lợi.
Cuối tuần này, hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức nhằm chốt hạ một gói biện pháp mạnh để giải quyết cuộc khủng hoảng ở khu vực các nước sử dụng đồng euro. Các con nợ lớn ở khu vực Châu Âu có vẻ như được giảm đi chút áp lực kể từ khi gói biện pháp này được công bố, trong đó Bồ Đào Nha là nước đã phải đối mặt với chi phí đi vay tăng cao chưa từng thấy.
Trong khi đó, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ phải tìm hiểu rõ cả khối các điều kiện đi kèm với kế hoạch mua trái phiếu từ các thị trường sơ cấp và thời gian biểu thực hiện của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF). Và bất kỳ dấu hiệu chậm trễ nào trong việc thực hiện hoặc thay đổi những rủi ro đối phó cuối cùng cũng có thể tạo ra sự bán tháo mới và quét sạch cả vùng ngoại vi của khu vực đồng euro.
Theo Báo Thanhnien
Một tòa nhà 4 tầng trong dinh thự của Tổng thống Libya Gadhafi ở Tripoli đã bị hư hại nặng, có vẻ như do trúng tên lửa hành trình. Trong khi đó Mỹ cho biết sẽ trao chỉ huy chiến dịch tấn công vào Libya cho liên minh Pháp-Anh.
Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua đã tuyên bố sa thải toàn bộ nội các, giữa lúc các cuộc biểu tình đòi ông từ chức đang leo thang sau vụ 52 người bị thảm sát khi đang biểu tình.
Một tuần đã trôi qua kể từ trận động đất gây sóng thần (11-3) tại các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng. Thảm họa thiên tai lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II giáng xuống đất nước Hoa anh đào cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, kinh tế… thiệt hại ước đoán lên tới hơn 170 tỷ USD. Đất nước Mặt trời mọc đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kép nghiêm trọng: kinh tế và hạt nhân.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov ngày 18-3, trong thời gian từ năm 2011 đến 2020, hơn 19.000 tỷ rúp (khoảng 670 tỷ USD) sẽ được sử dụng để thực hiện Chương trình Nhà nước về mua sắm vũ khí.
Trong những bộ phim về thảm họa của Nhật, họ được ví như những người hùng, hi sinh mọi thứ vì một tương lai tốt đẹp hơn, kỷ luật, quyết đoán, từ chối lùi bước trước nghịch cảnh hay thậm chí là cái chết.
Cùng với tuyên bố ngừng bắn, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi cũng đưa ra lời đe dọa, quân đội chính phủ nước này sẵn sàng tấn công máy bay chở khách ở Địa Trung Hải, một khi nước ngoài tiến hành không kích Libya.