Ngày 22.3, một quan chức Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết, Trung Quốc và Indonesia đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, bao gồm cả lĩnh vực hợp tác sản xuất tên lửa.
Tên lửa DF-21 của Trung Quốc. |
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, Thiếu tướng Wayan Midhio, phát biểu hôm thứ Ba (22.3) rằng hai bên đã nhất trí tạo điều kiện hợp tác sản xuất tên lửa.
Phát biểu với báo giới sau khi chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ về việc hai nước`hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực quốc phòng, ông Wayan Midhio cho biết Indonesia đã sẵn sàng sử dụng tên lửa C-802 do Trung Quốc chế tạo.
Hiện tai, các tên lửa C-802 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia (TNI) biên chế sử dụng, trang bị cho một số tàu chiến của lực lượng hải quân Indonesia.
“Chúng tôi đã nhất trí về kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa trong tương lai thông qua PT.Pindad (ngành công nghiệp vũ khí chiến lược),” dẫn lời ông Wayan Midhio cho hay.
Biên bản ghi nhớ giữa hai nước về việc hợp tác sản xuất tên lửa đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Sjafrie Sjamsoeddin, và Tổng Cục trưởng Công nghệ và Phát triển công nghiệp Trung Quốc, ông Chen Qiufa, ký kết tại Jakarta.
Biên bản ghi nhớ nhấn mạnh tới quá trình hợp tác cung cấp, chuyển giao công nghệ thiết bị quân sự, cũng như thực hiện các chương trình nâng cấp và huấn luyện, ông Wayan Midhio nói.
Được biết, Trung Quốc đã được quốc tế đánh giá là một quốc gia không chỉ thành công trong phát triển kinh tế, mà còn cả phát triển sức mạnh quân sự.
Theo trang web sinodefence.com, Trung Quốc có thể phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) gọi là “DongFeng 21” (Đông Phong 21, DF-21, trong khi NATO đặt tên là: CSS-5).
DongFeng 21 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung “hai giai đoạn, sử dụng nhiên liệu rắn, do Viện Cơ học và Công nghệ Điện tử Changfeng của Trung Quốc phát triển (còn gọi là Học viện không gian 2).
Theo Báo Laodong
Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra ở phía đông bắc Myanmar vào khoảng 21h tối 24.3, làm rung chuyển các tòa nhà ở tận Bangkok và một số vùng khác, rất may là không gây ra sóng thần.
Cách đây hơn 2 thập kỷ, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Mỹ và Libya đã từng lâm vào cuộc chiến.
Với những mâu thuẫn trong nước, lại thêm việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch, giới phân tích thế giới nhận định, liên quân đánh Libya đang có nguy cơ tan rã. Hiện người ta đang đón chờ xem kết quả cuộc không kích ở Libya sẽ đi đến đâu sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ hôm 24/3 tới.
Với hơn 160 phiếu ủng hộ, Quốc hội Yemen ngày 23/3 đã phê chuẩn Luật tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Những con đường bị phá nát trong trận động đất và sóng thần hôm 11.3 đã được người Nhật sửa chữa với tốc độ kinh ngạc, càng cho thấy khả năng của một dân tộc tự đứng dậy được trên đôi chân mình.
Hai cơn dư chấn mạnh vừa xảy ra tại gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vốn liên tiếp gặp sự cố sau trận động đất kinh hoàng hôm 11/3.