Cách đây hơn 2 thập kỷ, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Mỹ và Libya đã từng lâm vào cuộc chiến.

Máy bay liên quân trên bầu trời Libya.
Máy bay liên quân trên bầu trời Libya.

Ngày 15.4.1986, Tổng thống Mỹ hồi đó là Ronald Reagan ra lệnh thực hiện “Chiến dịch Khe núi El Dorado” oanh kích vào một khu nhà ở của gia đình ông Moammar Gaddafi tại Tripoli làm 100 người chết, trong đó có con gái nuôi của Gaddafi. Tổng cộng 21 máy bay thả bom F-111, nhiều máy bay chiến đấu loại F/A-18 và các loại khác được huy động tham gia chiến dịch kéo dài chưa đầy 12 phút để thả 60 tấn bom đạn xuống Libya.

Cái cớ để Mỹ phát động cuộc tấn công này là cáo buộc Libya thực hiện hàng loạt cuộc tấn công khủng bố tại các sân bay ở Vienna (Áo) và Rome (Italia) vào tháng 12.1985 và đặc biệt là vụ nổ bom xảy ra tại vũ trường La Belle ở Berlin, Đức làm chết 3 người, trong đó có 2 quân nhân Mỹ vào tháng 4.1986. Tuy nhiên, cuộc chiến này không đủ để đóng lại trang lịch sử đối đầu đầy bạo lực giữa Mỹ và Libya. Chưa đầy 2 năm sau đó, một quả bom phát nổ ngay trên chuyến bay 103 của Hãng Hàng không Mỹ Pan Am trên bầu trời Lockerbie, Scotland khiến 259 người trên máy bay, trong đó hầu hết là người Mỹ và 11 người trên mặt đất thiệt mạng. Libya được coi là chủ mưu vụ tấn công này.

Cuộc chiến chống lại Libya mà Mỹ vừa phát động cuối tuần qua được nhiều nhà phân tích cho rằng có nhiều điểm giống cuộc tấn công mà Mỹ thực hiện tại Tripoli 25 năm trước. Cả hai đều có cùng một mục tiêu: Hạ bệ Moammar Gaddafi.

Địa điểm tấn công mà Mỹ chú trọng tại Libya vào năm 1986 là các căn cứ quân sự Libya ở Benghazi. Trong quá khứ, Pháp, Tây Ban Nha và Italia từ chối cho phép máy bay thả bom F-111 của Mỹ bay từ các căn cứ quân sự đặt tại Anh, vì vậy phi công Mỹ phải bay vòng qua Pháp, Tây Ban Nha và xuyên qua eo biển Gibraltar. Giờ đây, máy bay Pháp lại nổ phát súng đầu tiên nhằm vào Libya và máy bay chiến đấu

F-15E của Mỹ vừa bị bắn rơi tại Libya hôm 19.3 vừa qua là xuất phát từ căn cứ không quân Aviano của Italia. Năm 1986, tại Libya không nổ ra cuộc nổi dậy chống chính quyền nên các mục tiêu tấn công chỉ dừng ở mức “trả đũa”, thay vì xưng danh là bảo vệ lực lượng chống đối lại chính phủ tại Libya như hiện nay.

Cũng giống như cuộc đối đầu trong quá khứ, cuộc chiến tại Libya hiện nay tất yếu dẫn tới nhiều kết quả và hậu quả mang tính lâu dài.

 

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

3 ngày qua lực lượng không quân, liên quân đã tấn công nhiều mục tiêu ở Libya.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nổ tại lò phản ứng số 3 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Mỹ giảm cường độ tấn công Libya, chia rẽ xuất hiện trong liên minh

Mỹ hôm qua thông báo chiến dịch oanh tạc Libya sẽ giảm bớt cường độ, trong khi các chia rẽ đã bắt đầu lộ diện giữa các nước châu Âu về vấn đề chỉ huy chiến dịch quân sự Libya.

Phục hồi điện tại tất cả 6 lò phản ứng hạt nhân Nhật

Các công nhân nhà máy điện Fukushima I đã nối lại được điện đến tất cả 6 lò phản ứng ở nhà máy - bước quan trọng tiến đến việc khởi động trở lại hệ thống làm nguội để ngăn các thanh nhiên liệu hạt nhân quá nóng và làm rò rỉ phóng xạ.

Tổng thống Yemen cảnh báo nguy cơ đảo chính và nội chiến

Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua cảnh báo rằng bất cứ toan tính gì nhằm đảo chính ông sẽ đưa tới nội chiến, giữa lúc một loạt quan chức chỉ huy quân đội và các đồng minh chính trị trước đây của ông rời bỏ hàng ngũ.

Viễn cảnh nào cho giá dầu và kinh tế thế giới?

Chưa hết cơn choáng váng từ thảm họa của Nhật, giờ đây các nhà đầu tư lại đau đầu trước cuộc không kích quân sự tại Libya và viễn cảnh giá dầu tăng cao. Nhiều quyết định đầu tư lớn bị trì hoãn sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Obama: Can dự của Mỹ ở Libya “ngắn và hạn chế”

Tổng thống Obama ngày 21/3 cho hay Mỹ sẽ trao lại sứ mệnh kiểm chỉ huy cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Libya trong những ngày tới và sự can dự của Mỹ sẽ “ngắn và hạn chế”, trong khi tướng Mỹ cho biết nhịp độ các cuộc tấn công cũng sẽ được giảm.

Sóng thần cao hơn 14m đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Nhật

“Thủy quái” sóng thần đẩy nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật bên bờ vực tan chảy cao ít nhất 14m, công ty điều hành nhà máy hôm qua cho hay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục