3 ngày qua lực lượng không quân, liên quân đã tấn công nhiều mục tiêu ở Libya.

3 ngày qua lực lượng không quân, liên quân đã tấn công nhiều mục tiêu ở Libya.

Với những mâu thuẫn trong nước, lại thêm việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch, giới phân tích thế giới nhận định, liên quân đánh Libya đang có nguy cơ tan rã. Hiện người ta đang đón chờ xem kết quả cuộc không kích ở Libya sẽ đi đến đâu sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ hôm 24/3 tới.

 

Sang đến ngày thứ 3 công kích vào Libya, liên quân do Anh, Pháp, Mỹ đứng đầu đã bắn trúng nhiều mục tiêu tại thủ đô Tripoli. Theo phát ngôn viên Chính phủ Libya, Mussa Ibrahim, liên quân đã đánh phá cả thị trấn miền Nam Sebha, thành trì của bộ lạc Guededfa của Tổng thống Moammar Gadhafi.

Như vậy, tính đến nay, liên quân đã tấn công vào thủ đô Tripoli, vùng Zuwarah, Misrata, Sirte và Sebha, trong đó đặc biệt chú trọng vào các sân bay.

Ông Mussa Ibrahim khẳng định, các cuộc tấn công này đã gây thương vong lớn cho dân thường, đặc biệt là tại sân bay dân sự Sirte, thành phố quê hương của ông Gadhafi, nằm cách thủ đô 360km về phía Đông. Căn cứ hải quân Bussetta cách Tripoli khoảng 10km về phía Đông cũng bị tàn phá. Phía Libya đã bác bỏ thông tin Khamis Gaddafi, con trai thứ của ông Moammar Gadhafi vừa thiệt mạng.

Hiện tại, chính quyền Tripoli đã cử Ngoại trưởng Musa Kousa viết thư gửi lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), trình bày về tình hình chiến sự ở Libya. Đồng thời, Chính phủ Libya cũng cáo buộc quân đội Anh, Pháp, Mỹ ném bom vào nhiều khu vực dân sự, coi đây là hành động vi phạm Hiến chương LHQ.

Một số báo chí nước ngoài cho hay, số quốc gia, tổ chức quốc tế phản đối cuộc tấn công vào Libya ngày càng gia tăng. Thậm chí, một nhóm người ủng hộ Tổng thống Moammar Gadhafi còn tìm cách chặn Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon khi ông cùng phái đoàn LHQ vừa rời khỏi trụ sở Liên đoàn Arab tại thủ đô Cairo của Ai Cập ngày 21/3.

Sau khi hội đàm với Tổng thư ký Liên đoàn Arab Amr Moussa về tình hình tại Libya, đi thăm một số nơi, ông Ban Ki-moon sẽ có cuộc họp với Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 24/3 và tóm tắt tình hình Libya sau 7 ngày cơ quan này thông qua Nghị quyết 1973 cho phép áp đặt vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này.

Trong khi đó, tại Mỹ, Anh và cả Pháp, không khí phản đối chiến tranh ngày càng lan rộng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với các chỉ trích của nghị sỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa liên quan tới quyết định tấn công Libya. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 21/3, Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ Michael Honda còn thẳng thắn nói rằng, mục đích của cuộc tấn công này là những mỏ dầu lớn Libya chứ không phải vấn đề nhân quyền...

Tại Anh, mâu thuẫn giữa Quốc hội và chính phủ lại gia tăng sau sự kiện này. Thủ tướng Anh David Cameron đã phải chịu nhiều chỉ trích. Thậm chí, các nghị sĩ còn tranh luận với cả Thủ tướng trong nhiều giờ liền về hành động can thiệp quân sự ở Libya.

Tình hình ở Pháp cũng không mấy khả quan khi chỉ số uy tín của Tổng thống Nicolas Sarkozy giảm sút đáng kể vì vấn đề Libya.

Với những mâu thuẫn trong nước, lại thêm việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch, giới phân tích thế giới nhận định, liên quân đánh Libya đang có nguy cơ tan rã.

Hiện người ta đang đón chờ xem kết quả cuộc không kích ở Libya sẽ đi đến đâu sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ hôm 24/3 tới.

 

                                                                                        Theo CAND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nổ tại lò phản ứng số 3 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Không có hình ảnh

Phục hồi điện tại tất cả 6 lò phản ứng hạt nhân Nhật

Các công nhân nhà máy điện Fukushima I đã nối lại được điện đến tất cả 6 lò phản ứng ở nhà máy - bước quan trọng tiến đến việc khởi động trở lại hệ thống làm nguội để ngăn các thanh nhiên liệu hạt nhân quá nóng và làm rò rỉ phóng xạ.

Tổng thống Yemen cảnh báo nguy cơ đảo chính và nội chiến

Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua cảnh báo rằng bất cứ toan tính gì nhằm đảo chính ông sẽ đưa tới nội chiến, giữa lúc một loạt quan chức chỉ huy quân đội và các đồng minh chính trị trước đây của ông rời bỏ hàng ngũ.

Viễn cảnh nào cho giá dầu và kinh tế thế giới?

Chưa hết cơn choáng váng từ thảm họa của Nhật, giờ đây các nhà đầu tư lại đau đầu trước cuộc không kích quân sự tại Libya và viễn cảnh giá dầu tăng cao. Nhiều quyết định đầu tư lớn bị trì hoãn sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Obama: Can dự của Mỹ ở Libya “ngắn và hạn chế”

Tổng thống Obama ngày 21/3 cho hay Mỹ sẽ trao lại sứ mệnh kiểm chỉ huy cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Libya trong những ngày tới và sự can dự của Mỹ sẽ “ngắn và hạn chế”, trong khi tướng Mỹ cho biết nhịp độ các cuộc tấn công cũng sẽ được giảm.

Sóng thần cao hơn 14m đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Nhật

“Thủy quái” sóng thần đẩy nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật bên bờ vực tan chảy cao ít nhất 14m, công ty điều hành nhà máy hôm qua cho hay.

Lực lượng vũ trang Libya ra tuyên bố ngừng bắn mới

Một phát ngôn viên quân đội Libya ngày 20/3 tuyên bố lực lượng vũ trang nước này đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị ngay lập tức thực hiện một lệnh ngừng bắn mới, giữa lúc liên quân quốc tế bắt đầu đêm thứ hai oanh kích các mục tiêu tại quốc gia Bắc Phi này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục