Nước phóng xạ cao đã được phát hiện tại lò phản ứng số 2 của nhà máy điện Fukushima, trong khi trước đó, có nghi ngờ lò số 3 bị thủng lõi, gia tăng nguy cơ nhiễm xạ, nhất là sau khi 3 công nhân bị phơi nhiễm gấp 10.000 lần bình thường.



Sau siêu thảm họa động đất/sóng thần, người Nhật đang đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ.
 

Dưới áp lực ngày càng tăng của quốc tế về sự cố ở nhà máy điện Fukushima tại đông bắc Nhật, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm qua ra tuyên bố đã đến lúc cần phải đánh giá lại hệ thống an toàn hạt nhân của quốc tế.

 

Trước đó, Thủ tướng Nhật Naoto Kan trong bài phát biểu đầu tiên trong 1 tuần qua trước công chúng về cuộc khủng hoảng, cho biết tình hình tại nhà máy Fukushima I, cách bắc Tokyo 250km, không thể giải quyết một sớm một chiều.

 

“Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn tình hình trở nên xấu hơn. Nhưng tôi có cảm giác chúng ta không thể tự mãn. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác”.

 

Tuyên bố của ông phản ánh lo ngại tăng cao ở Nhật, sau nhiều ngày giới chức trách đạt được tiến bộ chậm nhưng đều đặn tại nhà máy điện bị hư hại nặng do trận siêu động đất/sóng thần hôm 11/3 gây ra. Thảm họa khi đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và  làm17.500 người mất tích. Mặc dù con số thương vong vô cùng khủng khiếp, nhưng kể từ sau thảm họa, mọi tập trung lại nằm ở mối lo tan chảy lõi lò phản ứng tại Fukushima, mà nếu xảy ra sẽ mang tới hậu quả vô cùng kinh hoàng.

 

2 lò phản ứng tại nhà máy hiện được xem là an toàn nhưng 4 lò khác vẫn bất ổn, thỉnh thoảng lại phun hơi nước, khói ra bên ngoài.

 

Hơn 700 kỹ sư đã thay phiên nhau ứng cứu nhà máy và công việc đang mở ra hi vọng khi họ bắt đầu bơm lại được nước vào các lò để làm mát các thanh nhiên liệu.

 

Song lo ngại mới lại nổi lên vào ngày hôm thứ năm, khi 3 công nhân cố gắng làm lạnh lò phản ứng nguy kịch nhất, lò số 3, đã bị phơi nhiễm phóng xạ cao gấp 10.000 lần mức bình thường tại một lò phản ứng. Họ đã được nhập viện sau khi giẫm vào nước nhiễm xạ.

 

Lượng phóng xạ cao trên đã lám dấy lên lo ngại về khả năng phóng xạ bị rò rỉ qua lỗ thủng ở vỏ chứa lõi, và nếu vậy nó sẽ xóa tan những tiến triển nhỏ đạt được trước đó.

 

Lò phản ứng số 3 là lò duy nhất dùng pluton trong hỗn hợp nhiên liệu của mình, tức nghuy hiểm, độc hại hơn rất nhiều urani được sử dụng trong các lò phản ứng khác.

 

Thêm vào đó, cuối ngày hôm qua, nhà điều hành Fukushima I, Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cùng cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết nước nhiễm xạ tương tự được tìm thấy trong tòa nhà chứa tua-bin ở lò phản ứng số 1.

 

“Chúng tôi không biết nguyên nhân”, một quan chức Tepco cho biết tại buổi họp báo. Phát hiện mới đã khiến công tác ứng cứu một lần nữa bị ngưng, một quan chức khác thừa nhận.

 

Quan chức cấp cao của Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Hidehiko Nishiyama cho hay lượng phóng xạ cao chứng tỏ lò phản ứng có thể đã bị hư hại. Nhưng sau đó ông cũng cho biết phóng xạ cũng có thể thoát ra từ hoạt động tháo hơi nước hay nước rò rỉ ở các ống bơm hoặc van. “Không có dữ liệu cho thấy có lỗ thủng (ở lõi),” ông cho hay.

Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) cho hay vào ngày hôm qua rằng không có nhiều thay đổi trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật 24 giờ trước đó.

“Một vài dấu hiện tích cực đang diễn ra, nhưng vẫn có những điều bất ổn, rất đáng ngại”, quan chức IAEA Graham Andrew tại Vienna cho hay và cho biết thêm phóng xạ cao có thể xuất phát từ hơi nước.

Cho đến nay, cơ quan này cho biết 17 công nhân làm việc tại nhà máy đã bị nhiễm phóng xạ cao.
 
                                                                               Theo Dantri
 

Các tin khác

Mỹ nói hiện có hơn 350 máy bay tham gia chiến dịch ở Libya
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Liên quân bị chia rẽ tại Libya, Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn

Với những mâu thuẫn trong nước, lại thêm việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch, giới phân tích thế giới nhận định, liên quân đánh Libya đang có nguy cơ tan rã. Hiện người ta đang đón chờ xem kết quả cuộc không kích ở Libya sẽ đi đến đâu sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ hôm 24/3 tới.

Quốc hội Yemen thông qua luật tình trạng khẩn cấp

Với hơn 160 phiếu ủng hộ, Quốc hội Yemen ngày 23/3 đã phê chuẩn Luật tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Tổng thống Ali Abdullah Saleh.

Nhật sửa đường với tiến độ thần tốc

Những con đường bị phá nát trong trận động đất và sóng thần hôm 11.3 đã được người Nhật sửa chữa với tốc độ kinh ngạc, càng cho thấy khả năng của một dân tộc tự đứng dậy được trên đôi chân mình.

Dư chấn dữ dội gần nhà máy điện hạt nhân Nhật

Hai cơn dư chấn mạnh vừa xảy ra tại gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vốn liên tiếp gặp sự cố sau trận động đất kinh hoàng hôm 11/3.

Mỹ giảm cường độ tấn công Libya, chia rẽ xuất hiện trong liên minh

Mỹ hôm qua thông báo chiến dịch oanh tạc Libya sẽ giảm bớt cường độ, trong khi các chia rẽ đã bắt đầu lộ diện giữa các nước châu Âu về vấn đề chỉ huy chiến dịch quân sự Libya.

Phục hồi điện tại tất cả 6 lò phản ứng hạt nhân Nhật

Các công nhân nhà máy điện Fukushima I đã nối lại được điện đến tất cả 6 lò phản ứng ở nhà máy - bước quan trọng tiến đến việc khởi động trở lại hệ thống làm nguội để ngăn các thanh nhiên liệu hạt nhân quá nóng và làm rò rỉ phóng xạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục