Quân đội Thái Lan tại biên giới.
Quân đội Thái Lan ngày 5/4 đã tỏ rõ lập trường phản đối mọi can dự của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung chiều 5/4 tại thủ đô Bangkok, Tổng Tư lệnh Songkitti Jaggabatara cùng các tư lệnh của ba binh chủng Lục quân, Hải quân và Không quân Thái Lan đã ra tuyên bố chung nêu rõ các lực lượng vũ trang nước này sẽ không cho phép đại diện của nước thứ ba đóng vai trò giám sát biên giới Thái Lan-Campuchia, đồng thời khẳng định quân đội sẽ không tham dự cuộc họp của Ủy ban biên giới chung Thái Lan-Campuchia (GBC), dự kiến diễn ra trong hai ngày 7-8/4 tại Bogor, Indonesia..
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thái Lan khẳng định ông Asda Jayanama, phụ trách Ủy ban hỗn hợp phân định biên giới trên đất liền Campuchia-Thái Lan (JBC) của Bộ Ngoại giao Thái Lan sẽ tới Bogor để tham dự cuộc họp JBC với các quan chức Campuchia vào ngày 7-8/4, dù Quốc hội nước này chưa thông qua các văn kiện mà Thái Lan đã nhất trí với Campuchia trong các cuộc họp JBC trước đây và dù cuộc họp của GBC có thể không diễn ra.
Thư ký Ngoại trưởng Thái Lan, ông Chavanond Intarakomalyasut cho biết tại cuộc họp JBC sắp tới, phía Thái Lan sẽ không ký kết bất cứ văn kiện nào, mà chỉ cùng với phía Campuchia đánh giá lại các tiến triển đã đạt được về vấn đề phân định biên giới trên đất liền.
Sau cuộc xung đột gây đổ máu đầu tháng Hai vừa qua, tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta (Indonesia) từ ngày 22-24/2, ASEAN đã nỗ lực hối thúc Thái Lan và Campuchia cam kết kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Thái Lan và Campuchia cũng đã nhất trí sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trong khuôn khổ GBC và JBC để giải quyết tranh chấp với vai trò trung gian của Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN, đồng thời mời Indonesia triển khai giám sát viên tới khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, cho đến nay, các cam kết mà hai nước đưa ra với sự hậu thuẫn của ASEAN vẫn chưa có bất kỳ tiến triển nào./.
Theo TTXVN
Chỉ duy nhất 1 người sống sót trong số 33 người trên khoang sau khi chiếc máy bay chở nhân viên LHQ rơi ở Congo hôm qua.
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo có thể mất vài tháng để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở phía Bắc thủ đô Tokyo. Trong khi đó, tinh thần quả cảm và quyết tâm chiến thắng vẫn hiển hiện từng giờ từng phút ở nơi này.
Ngày 3/4, Lầu Năm Góc cho biết theo đề nghị của NATO, Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc không kích vào Libya đến hết ngày 4/4 do "thời tiết xấu trong những ngày qua."
Ngày 3/4, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình để đạt được một giải pháp và tuyên bố sẵn sàng đàm phán chuyển giao quyền lực hòa bình.
Sáng nay, một trận động đất mạnh, mà theo cơ quan động đất Indonesia là có tâm trấn chỉ cách mặt đất 10km, đã làm rung chuyển phía nam nước này, ở khu vực thuộc Ấn Độ Dương. Cảnh báo sóng thần được ban bố, nhưng đã được dỡ bỏ sau đó.
Những cuộc biểu tình lại sôi động trên toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi ngày thứ Sáu, đặc biệt là tại Syria - nơi ít nhất 4 người thiệt mạng khi làn sóng biểu tình mới chống chính phủ trên cả nước biến thành bạo động.