Kyodo đưa tin Nhật Bản đã quyết định ban hành lệnh cấm vào khu vực có bán kính 20km cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 21-4.
Kiểm tra xe, người ra vào khu vực cấm quanh Nhà máy Fukushima Daiichi ngày 21-4 - Ảnh: Kyodo |
Hơn 60.000 người được sơ tán khỏi khu vực này chỉ một thời gian ngắn sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3. Tuy nhiên, một số cư dân đã và đang tìm cách quay lại nhà trong khu vực này, bất chấp khuyến cáo của chính phủ.
Lệnh cấm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, ai vi phạm sẽ bị phạt 100.000 yen (1.200 USD) và bị tạm giam. Người dân chỉ được phép vào vùng cấm dưới sự giám sát của nhân viên chính phủ trong khoảng thời gian ngắn.
Trong cùng ngày 21-4, một trận động đất 6,3 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, tuy nhiên không có cảnh báo sóng thần.
Theo Báo Tuoitre
Ngày 20/4, Nội các Thái Lan đã nhất trí gia hạn Luật An ninh nội địa (ISA) tại bảy quận ở thủ đô Bangkok thêm 30 ngày, tức đến hết 24/5 theo đề xuất của Trung tâm Giám sát hòa bình và trật tự (CAPO).
Nhân viên đang làm việc trong Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi đã bắt đầu việc bơm nước bị nhiễm xạ với nồng độ cao vào bể chứa. Đây là bước đầu tiên cho quá trình ổn định dần sự cố trong nhà máy này
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, trong nghiên cứu mới nhất công bố ngày 19-4, Quỹ quốc tế LHQ về phát triển nông nghiệp (IFAD) đã đánh giá khá lạc quan về tiến trình thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các chuyên gia hạt nhân và các nhà địa chất học cảnh báo: Ít nhất 32 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động hoặc đang xây dựng ở Châu Á đứng trước nguy cơ bị sóng thần tấn công.
Phiên họp đặc biệt của Ủy ban hỗn hợp thuộc Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) ngày 19-4 tại Vientiane (Lào) đã không đi đến được một kết luận chung thống nhất giữa cả bốn nước thành viên.
Anh sẽ cử một nhóm các cố vấn quân sự tới Libya để trợ giúp phe nổi dậy nhằm chống lại lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Gadhafi.