Theo Itar-Tass, ngày 21-6, có ít nhất 44 người chết và tám người bị thương trong một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng tại nước CH Ca-rê-li-a ở phía bắc của Nga.

 

Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, một chiếc máy bay TU-134 của Hãng hàng không Nga Rusaero, chở 52 người từ sân bay Ðô-mô-đê-đô-vô ở Thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) gặp nạn khi hạ cánh ngoài dự kiến xuống một đoạn đường cao tốc cách điểm đến sân bay Pê-trô-da-vốt-xcơ (Ca-rê-li-a) khoảng một km. Chính phủ nước này đang điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn và cử đội cứu hộ đến hiện trường nhằm tham gia khắc phục thương vong. Các vụ máy bay TU-134 rơi ở Nga không phải là chuyện hiếm. Năm 2007, một chiếc máy bay loại này rơi khi đang chở 57 người, làm bảy người chết.

 

                                                                               Theo ND

Các tin khác

Tổng thống Syria Bashar Assad.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mỹ, Taliban tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến Afghanistan

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm qua 19.6 xác nhận rằng các quan chức Mỹ đã tham gia vào cuộc thảo luận sơ bộ với lực lượng Taliban để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Afghanistan.

Nhận diện mục tiêu cuộc chiến tranh tại Libya

Ngày 19-6, không quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại tiếp tục không kích vào một tòa nhà dân sự ở thủ đô Tripoli, làm ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ nhỏ và nhiều người bị thương. Số người thiệt mạng có thể còn tăng vì ngôi nhà bị tấn công trong lúc có 15 người đang ở bên trong.

Tổng thống Medvedev muốn tại vị nhiệm kỳ thứ hai

Tờ Thời báo Tài chính của Anh số ra ngày 20/6 đăng bài trả lời phỏng vấn của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev về một loạt vấn đề nội bộ của Nga cũng như các vấn đề quốc tế cấp bách.

Al-Qaeda chuyển sang bắt cóc tống tiền

Nguồn tiền mặt của tổ chức khủng bố quốc tế này đang cạn kiệt dần

Không quốc gia nào có quyền áp đặt trong vấn đề Biển Đông

Những căng thẳng trong vấn đề biển Đông thời gian qua đang khiến dư luận thế giới lo ngại. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp ngoại giao, kiên trì theo đuổi đường lối hòa bình, hợp tác, các nước trong khu vực đang cố gắng giải quyết tranh chấp một cách hợp tình, hợp lý và đúng với Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982. Nguyên tắc không quốc gia nào có quyền áp đặt trong vấn đề biển Đông đang được coi là kim chỉ nam hành động của cả khu vực.

Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục