Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường giúp đỡ ASEAN
để đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay
Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hôm 20-6 kêu gọi Mỹ gia tăng hỗ trợ cho Đông Nam Á về mặt quân sự và chính trị để đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay.
Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông
Trong bài diễn văn đọc tại một cuộc hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải ở biển Đông diễn ra ở Washington (Mỹ), ông McCain cho rằng Washington nên giúp các thành viên ASEAN “xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm, tàu an ninh hàng hải”.
Theo ông McCain, chính phủ Mỹ nên sử dụng biện pháp ngoại giao để giúp các nước ASEAN giải quyết mâu thuẫn nội bộ và “thiết lập một mặt trận thống nhất hơn”. Ông McCain nhận định: “Trung Quốc muốn lợi dụng chia rẽ giữa các thành viên ASEAN để thúc đẩy mục tiêu của họ”.
Ông McCain cũng hoan nghênh chính sách bảo vệ quyền tự do hàng hải ở biển Đông của chính phủ Tổng thống Barack Obama song khẳng định chính phủ Mỹ cần đi xa hơn nữa bằng cách “cho những nước khác biết nước này chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta sẵn sàng ủng hộ những hành động nào”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường giúp đỡ ASEAN
để đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay. Ảnh: Reuters
Đề cập Trung Quốc, ông McCain, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói ông ủng hộ một mối quan hệ hợp tác với Bắc Kinh và không muốn xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này chỉ trích “thái độ hung hăng” và “những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở” của Trung Quốc, xem đây là những nguyên nhân gây ra căng thẳng ở biển Đông gần đây. Theo ông, Mỹ có lợi ích trong nỗ lực ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào có “hành vi bắt nạt” trong những vấn đề liên quan đến biển Đông.
Ảnh hưởng an ninh khu vực
Ông McCain thuộc nhóm những thượng nghị sĩ muốn chính phủ Mỹ bày tỏ lập trường rõ ràng hơn về những vấn đề chủ quyền. Trước đó, thượng nghị sĩ Jim Webb cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự như ông McCain.
Ông Webb nói: “Tôi cho rằng chính phủ của chúng ta có thái độ quá yếu về vấn đề chủ quyền. Khi chúng ta nói chính phủ Mỹ không có thái độ về vấn đề chủ quyền thì việc không bày tỏ thái độ cũng là một thái độ”.
Dù vậy, Washington cho đến giờ vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng đối với vấn đề biển Đông. Tham dự cuộc hội thảo nói trên, 2 quan chức quốc phòng Mỹ tiếp tục bày tỏ lập trường “không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông” của Washington và thúc giục các bên bình tĩnh.
Một trong 2 quan chức này, đề nghị giấu tên, cho báo The Washington Post (Mỹ) biết: “Việc thực thi những cơ chế để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông không phải là việc của Mỹ”.
Cũng tại cuộc hội thảo, do Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức trong 2 ngày 20 và 21-6, Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào trong tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này.
Ông Djalal nói: “Đây không nên chỉ là vấn đề giữa các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông vì điều quan trọng là bất kỳ chuyện gì xảy ra ở đó cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh của cả khu vực”.
Trung Quốc sắp cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên
Báo Hồng Kông Commercial Daily hôm 21-6 tiết lộ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được cho chạy thử vào tuần tới trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biển Đông.
Bài báo dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết tàu sân bay này sẽ bắt đầu chạy thử vào ngày 1-7 trước khi được đưa vào sử dụng chính thức trong tháng 10.
Tàu sân bay Varyag. Ảnh: THX
Các nguồn tin này cho biết việc chạy thử tàu sân bay được xúc tiến nhằm “thể hiện sức mạnh của lực lượng hàng hải Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở biển Đông”.
Vào đầu tháng 6, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã xác nhận với báo Hồng Kông Commercial Daily về sự tồn tại của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Theo ông, con tàu dài 300 m này được cải tạo từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraine vào năm 1998 và đang neo tại cảng Đại Liên. |
Theo NLĐ
Tổng thống Syria Bashar Assad hôm 20.6 cho rằng, các lực lượng chống phá đang lợi dụng những nhu cầu đòi hỏi cải cách hợp pháp của người dân nước này để gây rối.
Ngày 20-6, tại Thủ đô Bangkok (Thailand), diễn ra Hội nghị lúa gạo Thailand 2011, và ngày 22-6, Hội nghị cấp Bộ trưởng Tiêu chuẩn Lúa gạo Quốc tế 2011 sẽ được tổ chức tại tỉnh Nakhon Sawan.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thông báo hôm 20-6 rằng ông sẽ từ chức với điều kiện quốc hội thông qua thêm một ngân sách thứ hai và dự luật ban hành trái phiếu cho ngân sách năm nay. Trong khi đó, chính phủ nước này đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân kéo dài.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa làm nản lòng một số nước trong Hội đồng Bảo an LHQ khi tuyên bố Nga sẽ không ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates hôm qua 19.6 xác nhận rằng các quan chức Mỹ đã tham gia vào cuộc thảo luận sơ bộ với lực lượng Taliban để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Afghanistan.
Ngày 19-6, không quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lại tiếp tục không kích vào một tòa nhà dân sự ở thủ đô Tripoli, làm ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ nhỏ và nhiều người bị thương. Số người thiệt mạng có thể còn tăng vì ngôi nhà bị tấn công trong lúc có 15 người đang ở bên trong.