Nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi vừa lên tiếng cáo buộc lực lượng đa quốc gia NATO giết người.
Lời cáo buộc được đưa ra hai ngày sau khi nhiều thành viên gia đình của một phụ tá thân cận với Gaddafi đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của NATO hôm 20.6 tại thành phố Surman, phía tây Tripoli. Vụ tấn công này khiến 15 người chết, trong đó có 3 trẻ em, một phát ngôn viên chính phủ cho biết. Cần nói thêm, 3 người cháu và một cô con dâu của Gaddafi cũng thiệt mạng do các cuộc không kích của NATO.
Trong một đoạn băng ghi âm phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước vào cuối ngày hôm qua 22.6, Đại tá Gaddafi mô tả những kẻ thực hiện cuộc tấn công là "tội phạm" và "man rợ". "Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về vấn đề này và ngăn chặn cuộc tấn công dã man", Gaddafi nói.
Gaddafi cũng đổ lỗi cho các thành viên Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết hồi tháng 3 cho phép sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ những người biểu tình không vũ trang chống chính phủ Libya. "Chắc chắn các ngài sẽ hối tiếc và phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào".
Gaddafi cho rằng động cơ thật sự của NATO chính là từ sự thù hận. "Các người ghét chúng tôi vì chúng tôi là người Hồi giáo".
Đại tá Gaddafi còn nói rằng đến quỷ dữ còn xấu hổ vì những điều dối trá và cáo buộc vô lý từ những kẻ thù của Libya. Gaddafi cho biết dù bị "dồn đến bước đường cùng", cuộc chiến vẫn "tiếp tục cho đến kiếp sau, đến khi kẻ thù bị xóa sổ".
Đại tá Gaddafi kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về những cái chết của dân thường do "ba kẻ tội phạm" Mỹ - Anh - Pháp gây ra.
NATO cho biết lực lượng này hối tiếc khi bất cứ một thường dân nào thiệt mạng, nhưng khăng khăng những mục tiêu nhắm bắn đó là một "trung tâm điều khiển và chỉ huy".
Ngoại trưởng Ý trước đó đã ra lời kêu gọi chấm dứt chiến sự tại Libya. Ông Francisco Frattini nói rằng một lệnh ngừng bắn là cần thiết để cho phép viện trợ nhân đạo vào đất nước bị chiến tranh tàn phá này.
Ông Frattini cũng kêu gọi NATO cung cấp cụ thể hơn về chiến dịch không kích và những báo cáo chính xác để xác định "sai sót nghiêm trọng liên quan đến dân thường".
Tuy nhiên, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố rằng chiến dịch không kích của liên quân để bảo vệ dân thường sẽ được tiếp tục.
Ông Rasmussen nhắc đi nhắc lại rằng NATO đang tiến hành điều tra báo cáo của Libya cho rằng 7 thường dân bị thiệt mạng trong một cuộc không kích tuần trước. Đồng thời, ông Rasmussen nhấn mạnh lực lượng Gaddafi chứ không phải NATO mới là kẻ nhắm mục tiêu vào dân thường.
Theo Bao LĐ
Ngay sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lên tiếng phản bác nhất là những lập luận không đúng dưới cái gọi là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò".
Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này
Theo AFP, ngày 21/6 Pakistan thông báo nước này đã bắt một chuẩn tướng Lục quân bị cáo buộc liên lạc với một nhóm phiến quân bị cấm hoạt động
Đây là lời tuyên bố chung trong phiên họp 2+2 diễn ra ngày 21-6 giữa bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao của Nhật Bản và Mỹ. Tuyên bố này cũng cho rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời cho rằng hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ. Vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc hôm 21.6, ít nhất 261 người chết và mất tích, hơn 1,6 triệu người ở 13 tỉnh, thành nước này phải sơ tán và khoảng 36 triệu người bị ảnh hưởng trong đợt lũ lớn nhất suốt 55 năm qua.
Theo Itar-Tass, ngày 21-6, có ít nhất 44 người chết và tám người bị thương trong một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng tại nước CH Ca-rê-li-a ở phía bắc của Nga.