Indonesia sẽ ngừng cho phép các công dân nước này đi làm giúp việc tại Ả-rập Xê-út sau khi một nữ giúp việc Indonesia bị hành quyết vì tội giết người hồi tuần trước.

 

 

Biểu tình phản đối tình trạng người giúp việc bị ngược đãi ở Ả-rập Xê-út tại Jakarta, Indonesia.

Giới chức Indonesia nói lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ 1/8 và kéo dài cho tới khi nào hai nước đi đến thống nhất về một chính sách đối xử công bằng cho các công nhân nhập cư.

Nữ giúp việc Ruyati binti Sapubi, 54 tuổi, đã bị chặt đầu hôm thứ 7 vừa rồi sau khi thừa nhận tội giết chủ với lý do ông ta đã lạm dụng cô.

Jakarta cho hay Ả-rập Xê-út đã xin lỗi vì không thông báo với Indonesia về vụ việc.

Indonesia hiện có khoảng 1,5 triệu người đang làm việc tại Ả-rập Xê-út, nhiều người trong số họ là các giúp việc gia đình. Nhưng đã xảy ra các vụ tranh cãi về hành vi ngược đãi người giúp việc trong thời gian gần đây.

Hồi tháng 4, một phụ nữ Ả-rập Xê-út, bị kết tội đánh đập và hành hạ một nữ giúp việc Indonesia đã được hủy án sau khi có đơn kháng cáo, làm bùng phát các cuộc biểu tình tại Indonesia.

Phát ngôn viên Bộ Lao động Indonesia Dita Indah Sari nói bộ sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ khác để thắt chặt tất cả các quy định liên quan tới nghề giúp việc ở nước ngoài.

Các biện pháp bổ sung được thực thi nhằm đảm bảo rằng không ai có thể tới Ả-rập Xê-út để làm giúp việc trong thời kỳ cấm. Thông báo về lệnh cấm cũng sẽ được dán tại các cửa khẩu và sân bay.

Bà Sari nói thêm rằng lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ khi nào hai nước ký kết một thỏa thuận về sự đối xử với các công nhân nhập cư.

Báo chí Indonesia đưa tin bà Ruyati binti Sapubi đã thừa nhận giết ông chủ sau khi bà bị ngược đãi, đánh đập, cưỡng bức lao động và bị quỵt tiền lương.
 
Vụ hành quyết bà Sapubi đã gây phẫn nộ tại Indonesia.

Ả-rập Xê-út chưa chính thức lên tiếng về vụ việc, nhưng các quan chức Indonesia cho hay đại sứ Ả-rập Xê-út tại Jakarta đã xin lỗi vì tiến hành vụ hành quyết mà không báo trước cho các nhà ngoại giao và cam kết không để xảy ra các vụ việc tương tự. Indonesia cũng đã triệu hồi đại sứ tại Ả-rập Xê-út về để tham vấn.

Indonesia gần đây mới nối lại việc cho phép các lao động đến Malaysia, sau một cuộc tranh cãi về sự lạm dụng các nữ giúp việc tại đây dẫn tới lệnh cấm kéo dài 2 năm.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục