Quân đội Ấn Độ vừa được chính phủ bật đèn xanh cho hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD mua trang thiết bị quân sự của Pháp và nâng cấp 51 máy bay chiến đấu loại Mirage 2000 - hợp đồng hiện đại hóa không quân tốn kém nhất trong lịch sử của Ấn Độ.

 

Mirage 2000 là máy bay quan trọng nhất trong lực lượng không quân của Ấn Độ sau Sukhoi-30.

Theo báo chí Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn đã thông qua đề nghị của các tập đoàn Dassault, Thales của Pháp và MBDA của châu Âu để tân trang lại 51 máy bay chiến đấu Mirage 2000 đã được Pháp bán cho không quân Ấn vào giữa thập niên 1980, để cung cấp các trạng thiết bị quân sự hiện đại cho Ấn Độ.

Công cuộc nâng cấp những máy bay chiến đấu này sẽ kéo dài trong 9 năm và cho phép máy bay Mirage 2000 kéo dài thời gian hoạt động thêm từ 20 đến 25 năm nữa.

Bộ Quốc phòng Ấn chưa xác định tên trên. Tuy nhiên, hãng thông tấn Ấn Độ dẫn một nguồn tin đáng tin cậy đã khẳng định thoả thuận này.

Theo một quan chức của lực lượng không quân Ấn Độ, Mirage 2000 là máy bay quan trọng nhất trong lực lượng không quân của nước này sau Sukhoi-30.

Trên thực tế, New Delhi đã bắt đầu đàm phán với Paris về hợp đồng mua bán vũ khí này cách đây 5 năm, nhưng giờ mới đạt được thoả thuận cuối cùng do vấn đề giá cả.

Bên cạnh hợp đồng vừa được New Delhi chính thức thông qua, tập đoàn Dassault còn đang chờ đợi kết quả một cuộc đấu thầu để cung cấp cho quân đội Ấn Độ 126 máy bay chiến đấu hiện đại, tổng trị giá hợp đồng lên tới 12 tỷ USD. Tập đoàn Pháp hiện dang phải cạnh tranh dữ dội với nhiều đối thủ, trong đó có tập đoàn Châu Âu, Eurofighter.

Trong chuyến thăm Ấn Độ cuối tháng 5/2011, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gérard Longuet đã nhấn mạnh đến quá trình hợp tác hơn 50 năm giữa tập đoàn sản xuất máy bay quân sự Dassault của Pháp với Ấn Độ. Năm 1953, Dassault đã giao chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên cho không quân Ấn.

Giới quan sát cho rằng Ấn Độ ngày càng trở thành một thị trường mua bán vũ khí quan trọng bởi nhiều lý do. Thứ nhất là do căng thẳng ngày càng thường xuyên xảy ra với nước láng giềng Pakistan và thứ hai là New Delhi “đang tìm cách đối phó với sức mạnh của quân đội Trung Quốc ở khu vực”.

Từ nay cho đến năm 2016, New Delhi sẽ chi ra khoảng 112 tỷ USD để tăng cường hệ thống quốc phòng, trong đó ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Ấn Độ chỉ có khả năng cung ứng tối đa là 30 tỷ USD.

 

                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục