Khả năng chôm mẫu mã và làm giả hàng hóa đã được Trung Quốc đưa lên tầm cao mới khi các thương nhân nước này không chỉ làm giả một số sản phẩm mà còn nhái nguyên một cửa hàng.
Côn Minh - Thủ phủ hàng nhái của thế giới
Trong thiên niên kỷ trước, Trung Quốc phát minh ra compa, thuốc súng, nghề làm giấy và có nhiều sáng kiến khác. Những phát minh đó đã định hình lịch sử thế giới. Trong vài năm gần đây, nước này khét tiếng là trung tâm làm giả của thế giới, từ phim ảnh giả tới những chiếc túi hàng hiệu, từ các nhân vật Disney tới hóa chất DuPont.
Cửa hàng cà phê SPR nhái hiệu Starbucks
Hiện nay, một số doanh nhân Trung Quốc không chỉ làm nhái các sản phẩm phương Tây được ưa chuộng mà họ còn chôm nguyên một cửa hàng. Dường như Côn Minh - thành phố nằm ở tây nam Trung Quốc, chính là thủ phủ các cửa hàng nhái của thế giới. Tháng trước, nhà chức trách phát hiện được 5 cửa hàng Apple nhái ở Côn Minh, gồm một cửa hàng copy nguyên mẫu vô cùng hoàn mỹ. Một cửa hàng Apple nhái khác cũng bị phát hiện tại Trùng Khánh.
Một bức ảnh về cửa hàng Apple giả do một blogger người Mỹ sống tại Côn Minh đưa lên mạng thời gian gần đây đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu trên mạng và khiến chính phủ Trung Quốc phải tiến hành điều tra riêng.
Mới đây nhất, một cửa hàng IKEA nhái cũng xuất hiện tại Côn Minh. Tên cửa hàng là 11 Furniture, rộng 10.000m vuông, 4 tầng, giống y hệt cửa hàng đồ gia dụng của Thụy Điển. 11 Furniture copy nguyên cách phối màu xanh vàng của cửa hàng IKEA chính hiệu, nhái cách bố trí các phòng, bút chì nhỏ, cách thiết kế và làm giả cả mẫu ghế bập bênh. Cửa hàng ăn theo phong cách tự chọn cũng có đầy đủ những chiếc bàn gỗ nhỏ như của IKEA chính hiệu nhưng trên menu thì có món thịt lợn băm và trứng của Trung Quốc thay vì thịt viên và cá hồi của Thụy Điển.
Với những ai đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến chống nạn xâm phạm tác quyền ở Trung Quốc, những gì đang xảy ra thật tồi tệ.
Làm nhái tới độ hoàn mỹ
"Bạn có thể thấy mọi thứ đều bị làm giả, từ những cửa hàng nhang nhác McDonald's và Starbucks tới những khách sạn được nhái y hệt bản mẫu", Chris Bailey, quản lý của công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ Rouse, đóng tại Trung Quốc cho biết. "Không chỉ là giống ở vẻ ngoài, trang trí mà giấy chứng nhận cũng bị làm giả, đủ để đánh lừa tất cả mọi người. Tại sao lại có sự trắng trợn như vậy?...Đó là do tiền phạt chả thấm vào đâu so với lợi nhuận thu về".
Tuần trước, một doanh nhân ở thành phố phía nam Trung Quốc là Trung Sơn đã phải ra tòa vì điều hành một cửa hàng Abercrombie & Fitch chất đầy hàng nhái, nhật báo Trung Sơn cho biết. Trong khi đó, công ty may mặc của Mỹ này vẫn chưa mở một cửa hàng chính thức nào ở Trung Quốc.
Thị trường của Trung Quốc vẫn rất hỗn loạn và hàng giả vẫn kiếm được lợi nhuận lớn, luật sư về sở hữu trí tuệ Han Fei ở Bắc Kinh nói. "Chính phủ phải giáo dục công chúng là hạn chế mua hàng nhái, nâng cao chất lượng đạo đức chung và sửa đổi luật để nâng mức phạt".
Cửa hàng Apple nhái
Trung Quốc nổi tiếng về làm giả. Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều chiếc túi giả các thương hiệu hàng đầu thế giới như Fendi, Louis Vuitton và Coach cũng như đồng hồ nhái của các hãng Rolex và Omega, thuốc lá Marlboro. Bản copy đĩa DVD và phim Mỹ xâm phạm tác quyền cũng có thể mua thoải mái trên các đường phố và web ở Trung Quốc. Thậm chí, tiền xu Mỹ dùng để sưu tập cũng được làm giả.
Với sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, nhu cầu về các thương hiệu phương Tây tăng mạnh. Logo Snoopy và thỏ Playboy thường được gắn lên quần áo. Nếu người tiêu dùng không thể tìm hoặc không đủ tiền để vào KFC hay McDonald's, thì họ có thể vào một loạt cửa hàng cũng nhang nhác với tên gọi KMC và MKC. Một số chuỗi cửa hàng cà phê bắt chước logo của Starbucks cũng xuất hiện ở khắp nơi.
Nhiều nhà máy ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, gần Hong Kong đã bị bắt gặp sản xuất phần mềm Windows giả, pin Duracell, nước hoa Chanel và thậm chí là cả thuốc Viagra.
Tại Trung Quốc có văn hóa hàng nhái, nơi một số người Trung Quốc thích làm hàng nhái giá rẻ, đôi khi là nhái các thương hiệu nổi tiếng và đắt tiền. Trong trường hợp làm nhái được coi là ngây thơ nhất, những người chuyên làm giả đã hò reo khi một công nhân Trung Quốc làm các đồng nghiệp sửng sốt khi xuất hiện trong trang phục Iron Man (người sắt - một nhân vật nổi tiếng trong phim Mỹ) tự tạo.
Nghiêm trọng hơn, các sản phẩm nhái của Trung Quốc như thực phẩm và thuốc men đang đe dọa người tiêu dùng.
"Việc làm hàng giả đang được dung thứ quá mức", Paul Ranjard, luật sư của hãng luật và sở hữu trí tuệ Wanhuida đóng tại Bắc Kinh nói. "Đó là xâm phạm nhưng luôn có một thái độ nhập nhằng trong xã hội lẫn tại tòa án ở Trung Quốc".
Chùm ảnh cửa hàng IKEA bị nhái tại Trung Quốc
Mặt ngoài của 11 Furniture - cửa hàng nhái IKEA
Nhái màu xanh và vàng theo thiết kế IKEA
Người tiêu dùng khó có thể nghi ngờ một cửa hàng được nhái chuẩn tới 99%
Mọi thiết kế, mẫu mã đều bị chôm chỉa
Theo Vietnamnet
Báo El Nuevo Herald (Mỹ) dẫn nguồn tin tình báo ngày 1/8 cho hay, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã gửi thư cho Tổng thống Venezuela Hugo Chavez với nội dung đề nghị nhà lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ hỗ trợ trong việc bán dầu thô của Libya trên thị trường thế giới.
Các nhà lãnh đạo của hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí nâng mức trần nợ công thêm ít nhất 2.100 tỷ USD.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) hôm qua (1.8) cho biết phát hiện thấy lượng phóng xạ lên tới ít nhất 10 nghìn millisieverts/giờ tại nhà máy hạt nhân gặp sự cố Fukushima I, mức cao kỷ lục kể từ khi thảm họa xảy ra.
Khi lần đầu tiên thừa nhận “đang đóng tàu sân bay”, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh “mục đích huấn luyện và nghiên cứu”. Lên tiếng trước và sau đó, Tướng lĩnh Trung Quốc tung hô “để bảo vệ lợi ích chiến lược”. Mục đích thực sự đằng sau tàu sân bay là gì?
Chưa đầy hai tuần sau vụ tấn công đồn cảnh sát Nạp Nhĩ Ba Cách làm 18 người thiệt mạng, đêm 30-7 Tân Cương (Trung Quốc) lại chấn động với một vụ tấn công liên tiếp bằng dao làm 7 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương.
Máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm qua đã phát hiện một tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, cách đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa hai nước khoảng 60km về phía bắc.