Thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 30/05/2011, 7 tàu cá của tỉnh Bình Thuận và 122 ngư dân đã bị Hải quân Philippines bắt giữ tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac, tỉnh Palawan của Philippines khoảng 2 hải lý (3,6 km).
Theo các gia đình ngư dân, 122 ngư dân Việt Nam nói trên dự kiến đi sang Philippines đánh bắt hải sản theo hợp đồng kinh tế giữa Doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long của Việt Nam và Công ty Premiere International Interfishing của Philippines.
Tuy nhiên, các tàu cá (mang các số hiệu BTh 98630 TS, 98709 Ts, 99668 TS, 98079 TS, 99924 TS, 987693 TS, 99367 TS) và ngư dân nói trên đã đi vào vùng biển của Philippines trong khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết nên đã bị bắt giữ.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm cho Đại sứ quán Philippines tại Hà Nội đề nghị thông báo ngay vụ việc nói trên cho các cơ quan chức năng của Philippines để xác minh và nếu đúng như phản ánh, xem xét sớm trả tự do cho các ngư dân và tàu cá Việt Nam.
Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines theo dõi sát tình hình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại giải quyết vụ việc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết đã nhiều lần liên hệ với các cơ quan chức năng của Philippines đề nghị phía Philippines xem xét nhanh chóng thả tàu và ngư dân, thu xếp để tiến hành thăm lãnh sự đối với ngư dân ta.
Tuy nhiên, vì một số lý do, việc thăm lãnh sự chưa thể tiến hành được. Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đang tích cực phối hợp với phía Philippines để tiến hành thăm lãnh sự trong thời gian sớm nhất có thể được. Trong các tiếp xúc khác giữa các Bộ ngành của hai nước, phía Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu lại vấn đề này.
Tuy nhiên, phía Philippines cho biết Tòa án tỉnh Palawan hiện đang thụ lí vụ án liên quan đến các tội danh vi phạm lãnh hải, phát hiện ốc nón trên tàu và bảo vệ động vật hoang dã đối với các ngư dân Việt Nam. Hiện Cục quản lý Nhà tù và Hình phạt Philippines đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ để gửi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.
Quốc phòng Nhật Bản đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do quân đội Trung Quốc cần đến tàu sân bay. Cùng ngày, báo chí nước này dẫn lại báo chí Hồng Kông cho rằng tàu sân bay Trung Quốc có khả năng được đặt tại đảo Hải Nam.
Theo báo Thư tín Địa cầu ngày 10/8, Chính phủ Canada đang chuẩn bị cho phép quân nổi dậy ở Libya đưa một phái viên đến Ottawa để thay thế các nhà ngoại giao thân Gaddafi bị trục xuất.
Đến ngày 10.8, bất ổn vẫn tiếp diễn tại các thành phố lớn của Anh, theo AFP. Tại Birmingham, đêm 9.8, khoảng 200 thanh niên ném đá, bom xăng vào cảnh sát và đốt phá, cướp bóc tại nhiều khu vực. Cư dân địa phương đã lập các nhóm phòng vệ để hỗ trợ cảnh sát và có 3 người châu Á trong số này đã tử nạn vì bị xe đụng vào rạng sáng qua. Thanh Niên đã liên hệ với Đại sứ quán VN tại London và được cho biết 3 người thiệt mạng tên Haroon, Abdul Nasir, và Shazad Ali. Như vậy, đến ngày 10.8, không có người Việt bị thương vì bạo loạn.
Triều Tiên tuyên bố nước này không hề bắn vào vùng biên giới biển phía Tây đang tranh chấp với Hàn Quốc và âm thanh “tiếng pháo” thực ra là các vụ nổ từ công trường xây dựng - hãng tin chính thức của Triều Tiên hôm nay lên tiếng.
Mỹ hôm qua đã bày tỏ lo ngại đối với sự thiếu minh bạch về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vốn đã thực hiện chuyến hành trình ra biển đầu tiên hôm qua, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Lần đầu tiên trong vòng năm năm qua, Liên Hiệp Quốc thiết lập tuyến hàng không vận chuyển hàng hóa cứu trợ khẩn cấp đến thủ đô Mogadishu của Somalia.