Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã coi ba vụ tấn công đẫm máu xảy ra ngày 18/8 nhằm vào miền Nam Israel, làm bảy người Israel bị thiệt mạng và 25 người khác bị thương là vi phạm chủ quyền của nước này, đồng thời cảnh báo Tel Aviv sẽ có hành động đáp trả.
Trong một thông cáo chính thức, ông Netanyahu tuyên bố: "Vụ việc nghiêm trọng này nhằm vào người Israel và vi phạm đến chủ quyền của Israel."
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cũng đã cáo buộc các tay súng Palestine ở Gada đứng đằng sau các vụ tấn công và thề sẽ đáp trả. Ngoài ra, Israel còn chỉ trích vụ tấn công bắt nguồn từ Sinai chứng tỏ sự yếu kém của Chính phủ Ai Cập trong việc kiểm soát an ninh bán đảo này.
Trong khi đó, tỉnh trưởng Bắc Sinai của Ai Cập Abdel Wahab Mabrouk khẳng định những kẻ khủng bố không phải đến từ vùng lãnh thổ của Ai Cập, đồng thời cũng loại bỏ khả năng các tay súng thâm nhập qua đường hầm ở Dải Gada, nơi đang được thực hiện các biện pháp an ninh nghiêm ngặt vì quân đội Ai Cập có mặt tại Sinai từ nhiều ngày qua.
Về phần mình, Phong trào Hồi giáo Hamas, hiện đang nắm quyền kiểm soát Dải Gaza, cũng đã bác bỏ mọi sự liên quan đến các vụ khủng bố trên.
Cùng ngày, các nhân viên y tế Palestine cho biết chỉ vài giờ sau cuộc tấn công trên, Israel đã tiến hành một cuộc không kích nhằm vào thị trấn Rafah, miền Nam Gada, làm sáu người thiệt mạng.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Mỹ đã bày tỏ quan ngại và lên án "hàng loạt vụ tấn công khủng bố" trên, đồng thời hy vọng những kẻ chịu trách nhiệm "sẽ nhanh chóng bị đưa ra trước vành móng ngựa".
Giới học giả Trung Quốc cho rằng đã đến lúc nước này nên thay đổi chính sách ở châu Á để tránh mất thêm láng giềng và đối tác.
Nga vừa trình làng loại máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, và Matxcơva dự kiến thu về 9,5 tỉ USD trong năm 2011 từ xuất khẩu vũ khí.
Vụ thịt heo siêu nạc nhiễm hóa chất độc hại Clenbuterol tại tỉnh Hồ Nam vừa xử xong cuối tháng 7, dư luận Trung Quốc (TQ) lại chấn động khi cơ quan chức năng phá án thịt cừu siêu nạc ở tỉnh Hà Bắc, với tính chất và quy mô lớn. Thịt cừu từ đây nhiều năm được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành, theo báo Bắc Kinh ngày 16.8.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đến biển Đông vào năm 2012, tiết lộ này khác với những gì Trung Quốc cam kết với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế là chỉ dùng vào việc nghiên cứu và huấn luyện.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối nước ngoài can thiệp vào Syria 17/08/2011 | 08:15:00 Từ khóa : Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Người biểu tình, Đàn áp đẫm máu EMAIL PRINT CỠ CHỮ A A A Khói lửa bốc lên tại khu vực Ramleh, phía nam Latakia của Syria ngày 14/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)CÁC TIN LIÊN QUAN Syria bác bỏ tin điều tàu chiến tới trấn áp biểu tình Syria khẳng định thông tin tàu chiến của lực lượng chính phủ đã nã pháo vào một số khu vực trong thành phố cảng Latakia là bịa đặt. Mỹ tuyên bố Tổng thống Syria mất tính hợp pháp Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã mất tính hợp pháp và người dân Syria "sẽ tốt hơn nếu không có ông ta." Nhìn lại tình hình ở Syria sau năm tháng bạo động Bạo lực ở Syria khiến ít nhất 23 người thiệt mạng Lãnh đạo nhiều nước kêu gọi Syria ngừng bạo lực
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Yutthasak Sasiprapa ngày 16-8 cho biết ông đã nhận được lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tới tham dự cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Biên giới chung Thái Lan - Campuchia (GBC), dự kiến diễn ra tại Phnom Penh ngày 8-9 tới.