Trong chuyến thăm Trung Quốc từ 30/8 đến 3/9, Tổng thống Aquino hy vọng cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ 30/8 đến 3/9, Tổng thống Aquino hy vọng cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Philippines hy vọng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sẽ dịu bớt sau chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino tới Trung Quốc, nhưng tuyên bố tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra hải quân với việc mua thêm tàu tuần tra Hanmilton thứ hai từ Mỹ để triển khai ở Biển Đông.

“Có nhiều hy vọng rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và các bên liên quan ở Biển Đông sẽ dịu bớt sau chuyến thăm từ 30/8 đến 3/9 của Tổng thống Aquino đến Trung Quốc”, báo chí trong nước hôm qua dẫn lời Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philíppines, Tướng Eduardo Oban nói.

“Nhưng các hoạt động tuần tra của hải quân Philippines ở khu vực biển do Philippines kiểm soát sẽ vẫn tiếp tục”, ông Oban khẳng định.

Ông Oban cho biết thêm hy vọng, hải quân Philippines sẽ có chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton nữa từ Mỹ “vào năm tới”.

Chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên, được đổi tên là Gregorio del Pilar, đã cập Vịnh Manila tháng trước, sau hành trình 3 tuần từ Mỹ.

Hải quân Philippines tuyên bố tàu Gregorio del Pilar sẽ được triển khai để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước này cũng như các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Tướng Eduardo Oban cho biết thêm hải quân Philippines cũng đang mua 6 máy bay để huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Tranh chấp tại biển Ðông đã trở thành một điểm gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong phần lớn thời gian qua.

Các giới chức Philippines cho biết đã xảy ra ít nhất 7 vụ va chạm với tàu Trung Quốc tại vùng biển mà Manila tuyên bố là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, mà theo quy định của LHQ, trải dài khoảng 370 km từ bờ biển của một quốc gia.

Bắc Kinh tuyên bố không xâm phạm lãnh hải Philippines vì họ cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa), dựa trên một đòi hỏi chủ quyền đã có từ nhiều thế kỷ trước.

Trong thời gian gần đây Philippines đã ra sức thúc đẩy cho việc giải quyết vụ tranh chấp này tại một tòa án LHQ. Trong khi đó, Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ muốn giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đàm phán song phương, không có sự tham gia của bên thứ ba.

Trong các cuộc thảo luận, Philippines cho rằng các nước nên hợp tác và phối hợp thăm dò tại các vùng biển có tranh chấp.

 

                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác

Vẫn còn nhiều người bị đối xử như nô lệ ngay tại châu Âu - Ảnh: Shutterstock
Biểu tình đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức tại thành phố Aden , miền nam Yemen ngày 17/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Không có hình ảnh

Bão dữ hoành hành Nhật Bản, 70 người chết và mất tích

Ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hơn 50 người khác mất tích sau khi cơn bão mạnh tên gọi Talas hoành hành miền tây Nhật Bản.

Mỹ cảnh báo toàn quốc nguy cơ khủng bố với máy bay nhỏ

Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ vừa cảnh báo trên toàn quốc về nguy cơ khủng bố al-Qaeda nhằm vào các máy bay cỡ nhỏ, trong khi an ninh được thắt chặt trước ngày kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9.

Algeria chính thức đóng cửa biên giới với Libya

Ngày 4/9, Bộ trưởng đặc trách các vấn đề Bắc Phi và châu Phi của Algeria, ông Abdelkader Messahel, đã chính thức tuyên bố Algeria "tạm thời" đóng cửa biên giới với Libya.

Trung Quốc: Tàu sân bay Thi Lang "đạt mục tiêu"

Tân Hoa Xã đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31/8 thông báo tàu sân bay đầu tiên của nước này "đã đạt được các mục tiêu đề ra" trong cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên hồi đầu tháng.

Gaddafi không chấp nhận đầu hàng

Phe nổi dậy ra hạn chót ngày 3.9, Gaddafi phải đầu hàng. Ngược lại, phát ngôn viên của nhà lãnh đạo này vừa có câu trả lời chính thức "không" vào chiều nay 31.8.

Phương Tây "đổ thêm dầu vào lửa" ở Xy-ri

Sau khi hỗ trợ lực lượng chống đối ở Li-bi giành quyền kiểm soát phần lớn nước này, phương Tây đang gia tăng sức ép đối với Xy-ri cả về chính trị và kinh tế nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở Xy-ri lật đổ chính quyền Tổng thống B.An Át-xát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục