Tàu chiến Nhật, Ấn Độ và Mỹ trong một cuộc tập trận chung tại vịnh Tokyo.
Diễn biến phức tạp trong khu vực góp phần tạo nên chất kết dính mới cho quan hệ giữa hai người khổng lồ Ấn Độ và Nhật Bản.
Trong thời gian qua, Nhật Bản và Ấn Độ có nhiều động thái tăng cường quan hệ song phương lên tầm chiến lược trong bối cảnh thế giới chứng kiến những sự trỗi dậy không ngừng của các thế lực mới trong khu vực.
Hồi đầu tháng 3, Ấn Độ và Nhật Bản cùng đặt bút ký vào thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Theo báo Hindutan Times, với thỏa thuận này, Ấn Độ đồng ý dỡ bỏ thuế suất đánh lên 94% hàng hóa trong vòng 10 năm, còn tỷ lệ về phía Nhật Bản là 97%. Mục tiêu trong tương lai gần là nhằm đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương từ 10,3 tỉ USD trong năm 2010 lên 25 tỉ USD vào năm 2014.
Tuy nhiên, quan hệ chiến lược về lĩnh vực an ninh giữa hai nước mới là điều thu hút sự chú ý hơn cả. Ưu tiên hợp tác an ninh quân sự với Ấn Độ là quan điểm xuyên suốt các đời thủ tướng của cả hai đảng chính tại Nhật Bản, từ Junichiro Koizumi, Shinzo Abe, Yasuo Fukuda, Taro Aso (đảng Dân chủ Tự do) đến các ông Yukio Hatoyama, Naoto Kan và tân Thủ tướng Yoshihiko Noda của đảng Dân chủ. Kết quả là thỏa thuận an ninh Ấn - Nhật đã được ký kết nhân chuyến thăm Tokyo của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào tháng 10.2008, theo Kyodo News. Hiện hai nước đang hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực an ninh hàng hải, chống khủng bố, xử lý thiên tai, an ninh năng lượng và trao đổi kỹ thuật. Hơn nữa, các nhà quan sát cho rằng đã đến lúc quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản vượt xa hơn các cuộc tập trận chung đối phó hải tặc. Dự kiến vào đầu tháng 10, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ cùng Mỹ đối thoại tay ba tại Tokyo về an ninh hàng hải và những diễn biến gần đây ở biển Đông và Ấn Độ Dương, theo báo chí hai nước.
Viễn cảnh lá chắn tên lửa chung
Tờ Japan Times dẫn đánh giá của Brahma Chellaney, Chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách tại New Delhi, cho rằng một trong những lĩnh vực tiềm năng làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng hai nước chính là khả năng phát triển hệ thống phòng thủ chung. Hiện Ấn Độ và Nhật Bản đều liên kết hợp tác phòng thủ tên lửa với Mỹ và Israel. Ấn Độ hiện đang sở hữu hệ thống lá chắn tên lửa hai tầng, trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel phát triển thành công lá chắn tên lửa. Cách đây vài ngày, NATO cũng đã chia sẻ công nghệ phòng thủ tên lửa của mình với New Delhi, theo RIA-Novosti. Theo đó, trong thời gian sắp tới, Mỹ sẽ đại diện NATO để cùng phát triển lá chắn tên lửa với Ấn Độ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đã bắt tay với hải quân Mỹ để hoàn thành chương trình nâng cấp và thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo BMD với hệ thống chiến đấu trên các tàu khu trục có radar Aegis. Theo đánh giá của chuyên gia Chellaney, Ấn Độ có lực lượng hải quân lớn nhất trong khu vực Nam Á trong khi Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đang dẫn đầu ở Đông Bắc Á về sự hiện đại và thiện chiến. Với những điều kiện như vậy, cả hai bên đều có thực lực về công nghệ lẫn sức mạnh kinh tế để đạt được mục tiêu xây dựng lá chắn tên lửa chung, nếu muốn.
Hiện sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể buộc Nhật Bản tăng cường quan hệ quốc phòng với đồng minh lâu năm là Mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài, Tokyo cũng muốn tạo ra một thế đứng độc lập hơn. Ngoài ra, sự hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản sẽ giúp các bên liên quan yên tâm hơn trước những diễn biến phức tạp tại các vùng biển trong khu vực như biển Đông, Hoa Đông và cả Ấn Độ Dương. Chưa hết, giữa lúc đang có nhiều lời kêu gọi nâng số thành viên thường trực HĐBA LHQ, chuyên gia Chellaney còn nhận định Ấn - Nhật nên hợp tác thuyết phục Trung Quốc rằng sự có mặt thường trực của cả ba thế lực mạnh tại châu Á trong HĐBA sẽ bảo đảm được tương lai hòa bình và ổn định cho châu lục.
Theo Báo Thanhien
Reuters dẫn tin của hãng thông tấn ISNA, không quân Iran ngày 6/9 đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày.
Sau khi Niger ngày 6/9 bác bỏ tin nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đã có mặt trong đoàn xe quân sự trốn sang nước láng giềng ở phía Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày cũng nói rằng Mỹ không tin ông Gaddafi có mặt trong đoàn xe đã vào Niger từ Libya.
Philippines hy vọng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sẽ dịu bớt sau chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino tới Trung Quốc, nhưng tuyên bố tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra hải quân với việc mua thêm tàu tuần tra Hanmilton thứ hai từ Mỹ để triển khai ở Biển Đông.
Ngay tại châu Âu văn minh của thế kỷ 21, tình trạng đối xử người lao động như nô lệ vẫn ngang nhiên tồn tại.
Một quan chức giấu tên của Yemen ngày 5/9 cho biết Đảng Đại hội Nhân dân toàn quốc (GPC) cầm quyền ở nước này sẽ nhóm họp để thảo luận về lộ trình do Liên hợp quốc đề xuất nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị và thuyết phục Tổng thống Ali Abdullah Saleh nhường lại quyền lực cho Phó Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi.
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin nói Trung Quốc đề nghị bán vũ khí cho Libya qua trung gian Algeria và Nam Phi. Nhưng trong tuyên bố mới nhất, phe nổi dậy Libya khẳng định có bằng chứng về phi vụ bán vũ khí của Trung Quốc.