Cho tới nay người ta vẫn chưa biết tung tích của Tổng thống Muammar Gaddafi sau khi có tin nói rằng, ông cùng con trai Saif al-Islam và nhiều tướng lĩnh mang theo vàng bạc châu báu, tiền của đi trên khoảng 200-250 xe bọc thép tiến đến thành phố sa mạc Agadez ở phía Bắc Niger.

 

Mặc dù "đã nhận được sự chấp thuận" nhưng tới nay các tay súng nổi dậy vẫn chưa tiến vào Bani Walid và điều này khiến dư luận nghi ngờ tính xác thực của những thông tin đã đăng tải trước đó. Theo ông Abdallah Kanshil, một trong những đặc phái viên của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tham gia đàm phán với các tộc trưởng ở Bani Walid tuyên bố, hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán.

Nhưng một đại diện khác của NTC là ông Mahmoud Abdel Aziz lại bày tỏ sự hoài nghi. Ông Mahmoud Abdel Aziz cho rằng, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đang đe dọa các bô lão của của bộ tộc ở Bani Walid sau khi họ đạt được thỏa thuận với NTC. Điều này đồng nghĩa với việc những thỏa thuận đã đạt được có thể sẽ bị thay đổi.

Tuy là người tham gia đàm phán, nhưng ông Mahmoud Abdel Aziz lại kêu gọi tấn công vào Bani Walid thay vì chờ đợi chuyển giao hòa bình. Theo ông Mahmoud Abdel Aziz, chỉ có từ 100-120 tay súng cùng những vũ khí nhỏ lẻ đang cố thủ tại Bani Walid. Trong khi đó theo Đài Truyền hình Arrai của Syria, một người đàn ông tự xưng là phát ngôn viên của bộ tộc Warfalla ở Bani Walid khẳng định, không hề có cuộc đàm phán nào về vấn đề chuyển giao quyền lực tại đây được diễn ra.

Quân nổi dậy.

Những động thái kể trên diễn ra khi ông Ian Martin, cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã đến Tripoli để thảo luận với các nhà lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) về những vấn đề mà Liên hợp quốc có thể hỗ trợ trong những tháng tới để quốc gia Bắc Phi này dần ổn định cuộc sống sau chiến tranh.

NTC cho biết, sẽ lãnh đạo Libya trong 8 tháng tới, đến khi tổ chức bầu cử trực tiếp để chọn ra 200 đại biểu tham gia ủy ban soạn thảo hiến pháp. Riêng việc bầu cử Tổng thống và Quốc hội sẽ diễn ra 1 năm sau đó. Điều đáng nói là những việc kể trên chỉ diễn ra khi NTC kiểm soát được 100% lãnh thổ Libya. Mặc dù rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên hợp quốc, nhưng NTC vẫn khẳng định, không muốn "người nước ngoài" tham dự vào công cuộc tái thiết và duy trì an ninh ở Libya.

Cho tới nay người ta vẫn chưa biết tung tích của Tổng thống Muammar Gaddafi sau khi có tin nói rằng, ông cùng con trai Saif al-Islam và nhiều tướng lĩnh mang theo vàng bạc châu báu, tiền của đi trên khoảng 200-250 xe bọc thép tiến đến thành phố sa mạc Agadez ở phía Bắc Niger.

Giới quân sự coi cuộc đào tẩu của khoảng 200-250 xe bọc thép chiều tối 5-9 tới Niger là lớn nhất kể từ khi NATO khai hỏa tấn công Libya đến nay. Được biết, những chiếc xe tới Niger hôm 5-9 không chỉ xuất phát từ Libya mà còn từ nhiều nơi khác ở Algeria. Theo nguồn tin từ Pháp và Niger, có thể ông Gaddafi đã bí mật thương thảo để đưa thân nhân tới Niger và mang theo nhiều tiền, vàng để tìm chốn dung thân.

Được biết, ngay sau khi biết tin về đoàn xe kể trên của Libya, Mỹ lập tức thúc giục Niger bắt giữ các thành viên của chính quyền Gaddafi. Niger cũng thông báo ngay với Đại sứ quán Mỹ tại nước này về đoàn xe chở hàng chục thành viên cao cấp trong chính phủ Tổng thống Muammar Gaddafi sau khi họ tới nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, giới chức Niger khẳng định, Tổng thống Muammar Gaddafi và con trai Saif al-Islam không có mặt trên những chiếc xe bọc thép đến Niger.

Tuy nhiên, bà Victoria Nuland cũng đề nghị Chính phủ Niger làm việc với NTC để thương đàm về những vấn đề song phương cùng quan tâm, trong đó có việc đưa các thành viên trong chính quyền Gaddafi ra tòa án xét xử. Dư luận cũng đang bàn luận sôi nổi về việc có khoảng 10 chiếc xe chở vàng và tiền vượt qua biên giới Niger. Được biết, trong 10 chiếc xe đó chở đầy tiền mặt là USD và euro và đây là nhận định của ông Fathi Badja, Chủ tịch Ủy ban chính trị và quốc tế của NTC.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Niger Bazoum Mohammed đã khẳng định, ông Gadhafi không có mặt trên đoàn xe vào nước này. Những thông tin kể trên cũng bác bỏ các nhận định trước đó khi cho rằng, Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, người mới lên nắm quyền hồi tháng 3 là đồng minh của Tổng thống Muammar Gaddafi nên đã cho phép ông tới tị nạn tại nước này.

Dư luận quan tâm tới thông tin của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi cho biết, nhà lãnh đạo Gaddafi đang trên đường lẩn trốn, nhưng không biết chính xác nơi ẩn náu của ông này. Ông Leon Panetta từng tiết lộ, ông Gaddafi vẫn đang ở Libya bởi "không còn nơi chứa chấp".

Tổng Thư ký NATO Rasmussen khẳng định, ông Gaddafi không phải là mục tiêu của NATO và việc bắt giữ Tổng thống Libya không phải là yếu tố quyết định liên quan đến việc chấm dứt chiến dịch của NATO tại quốc gia Bắc Phi này. Hãng Al Jazeera cho biết, lại có thêm một quan chức quan trọng trong chính quyền của ông Gaddafi vừa bị bắt. Đó là ông Khaled Kaim, Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Muammar Gaddafi.

Việc này diễn ra khi có tin nói rằng, Tổng thống Muammar Gaddafi có thể đã rời thành phố sa mạc Bani Walid và đang hướng tới phía nam với sự giúp đỡ của các bộ lạc trung thành. Ông Hisham Buhagiar, người đang trực tiếp tham gia vào các nỗ lực truy tìm ông Gaddafi cho biết, có nhiều thông tin cho thấy, cách đây 3 ngày, Tổng thống Libya đã xuất hiện ở ngôi làng phía Nam Ghwat, cách thủ đô Tripoli về phía Nam khoảng 950km và cách biên giới Niger về phía Bắc khoảng 300km.

Giới chuyên môn cho rằng, việc ông Gaddafi có mặt ở phía Nam là có thể bởi phe nổi dậy không có nhiều ảnh hưởng ở khu vực này vì các bộ lạc ở đây rất trung thành với Tổng thống. Ông Hisham Buhagiar thừa nhận, các chiến binh nổi dậy không thể đến phía Nam truy lùng ông Gaddafi mà không được sự cho phép của các bộ lạc. Cho tới nay phát ngôn viên của Chính phủ Libya Moussa Ibrahim vẫn khẳng định, Tổng thống Muammar Gaddafi an toàn, khỏe mạnh, có tinh thần tốt và nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người, không chỉ ở Libya mà cả trên khắp thế giới Arab

 

                                                                              Theo CAND

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục