Tối 8/11, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã cam kết với Tổng thống nước này rằng sẽ đệ đơn từ chức vào tuần tới ngay sau khi Quốc hội thông qua các biện pháp tiết kiệm mà Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu.
Đất nước quan trọng hơn làm Thủ tướng
Hãng tin ANSA của Italia dẫn thông báo từ Văn phòng Tổng thống, cho biết ông Berlusconi đưa ra tuyên bố trên trong cuộc gặp kéo dài một giờ với Tổng thống Giorgio Napolitano, sau khi Hạ viện thông qua quyết toán ngân sách năm 2010 của Chính phủ. Theo các nhà phân tích, mặc dù ông Berlusconi vẫn được coi là giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện về quyết toán ngân sách năm 2010 - điều kiện tiên quyết để Quốc hội thông qua bất kỳ kế hoạch ngân sách nào trong tương lai, song, với kết quả 308/630 phiếu ủng hộ, Chính phủ của ông Berlusconi không còn kiểm soát đa số (316 phiếu) tại Hạ viện. Như vậy, ông Berlusconi có thể thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, dẫn đến khả năng vị Thủ tướng đang gặp nhiều rắc rối này có thể buộc phải từ chức.
Chính ông Berlusconi cũng đã đưa ra lý do từ chức là vì đất nước. "Việc làm Thủ tướng không quan trọng bằng vận mệnh đất nước", ông Berlusconi cho biết. Theo quan điểm của riêng ông, nên để cuộc bầu cử quốc hội diễn ra sớm, nhưng tất nhiên đó là quyết định thuộc toàn quyền của Tổng thống. Hiện tại, Italia đang nằm trong khủng hoảng và chịu áp lực lớn từ thị trường tài chính, đồng nghĩa với việc chi phí dành cho nợ quốc gia ngày càng cao.
EV không thể giúp được
Tăng trưởng kinh tế chậm và nợ công tăng cao, đó là hai vấn đề mà Italia đang phải đối mặt. Nhà nước Italia hiện đang nợ 1,9 nghìn tỷ Euro, tức 120% tổng sản phẩm quốc nội. Đây là khoản nợ lớn thứ hai EU, chỉ sau Hy Lạp. Để có đủ nguồn tài chính cho việc trả nợ và cải thiện thâm hụt ngân sách, Italia cần bán được số trái phiếu trị giá 300 tỷ Euro vào năm sau.
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Áo, bà Maria Fekter cho rằng nền kinh tế Italia là quá lớn để đất nước này có thể tận dụng các phương án cứu trợ trong trường hợp phá sản. "Italia hiểu rõ điều này và đất nước họ không thể hy vọng vào sự giúp đỡ nào từ phía bên ngoài. Đó là lý do tại sao Italia nỗ lực như vậy vào lúc này", bà Maria Fekter nói.
Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Tài chính CH Czech Kalousek cũng cho rằng: "Tình hình tại Italia tương tự như những gì đang xảy ra tại Hy Lạp, các nước thành viên EU không thể giúp được gì. Điều cốt yếu hiện nay là sự quyết đoán và lòng quyết tâm giải quyết vấn đề này của người dân Italia".
Theo KTĐT
Theo AFP và đài TNHK, dự thảo báo cáo của Ủy ban kết nạp thành viên mới trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà AFP có được ngày 8/11, cho thấy các thành viên trong Hội đồng Bảo an không thể đi đến một quyết định về việc có chấp nhận để các vùng lãnh thổ Palestine trở thành một quốc gia thành viên hay không.
Các nhà lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu vừa long trọng khánh thành Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc trị giá 10,2 tỷ USD - một diễn biến đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga-EU.
Ngày9/11, Nga dự kiến phóng tàu thăm dò sao Hỏa với mục đích thu thập mẫu đất trên một mặt trăng của hành tinh này. Đây sẽ là sứ mệnh sao Hỏa đầu tiên của Mátxcơva kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Giải thưởng WISE mở màn cho hội nghị “Giáo dục để đổi mới” lần thứ ba, với giải thưởng dành cho ngài Fazle Hasan Abed, người sáng lập tổ chức Ủy ban cải tiến nông thôn Bangladesh (BRAC), ghi nhận 40 năm cống hiến của ông cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo thông qua giáo dục.
Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã kêu gọi không tăng lương cho Tổng thống Nicolas Sarkozy và các bộ trưởng trong chính phủ như một phần của các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.
Hôm nay (8-11) hoặc ngày mai, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ ra báo cáo, mà theo các nguồn tin phương Tây, trong đó khẳng định Iran đã làm chủ được các bước cần thiết để chế tạo bom hạt nhân.