Tổng Thư ký UNCTAD kêu gọi các nước chú ý nhiều hơn đến vai trò tạo việc làm của thương mại. Biến động lực thương mại thành các cơ hội tăng thu nhập thông qua tạo việc làm là thách thức chính sách thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phổ quát và toàn diện.

 

Phát biểu tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 về các xu hướng mới nhất và triển vọng của hệ thống thương mại toàn cầu, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Supachai Panitchpakdi khẳng định thương mại quốc tế ngày càng trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển.

Ông Panitchpakdi nhấn mạnh sự phục hồi xuất khẩu thế giới ở mức 14% đã thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2010 ở mức 3,9%.

Trong 5 thập kỷ qua, trao đổi thương mại luôn tăng nhanh hơn tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng nhanh ở tất cả các nước và khu vực.

Sự thay đổi định hướng và động lực của thương mại, đặc biệt là buôn bán Nam - Nam, gắn liền với vai trò tăng lên của mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Buôn bán hàng hóa trung gian đã chiếm gần 50% buôn bán hàng hóa phi nhiên liệu, mở ra cơ hội thương mại mới cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký UNCTAD cảnh báo quan hệ giữa thương mại và phát triển đã thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính.

Các thị trường tài chính đang gây căng thẳng ở nhiều nước đang phát triển do dòng vốn ngắn hạn tăng quá mức làm tăng giá bất ngờ các đồng nội tệ khiến triển vọng thương mại bị tác động tiêu cực. Vì vậy, các phản ứng chính sách cần thích hợp với đặc thù của mỗi nước.

Việc hoạch định chính sách thích hợp với hoàn cảnh khác nhau của mỗi nước trở thành thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển.

Tính cấp bách của quá trình tái cân bằng toàn cầu nhấn mạnh nhu cầu các nước xuất siêu cần thúc đẩy tăng trưởng cân bằng hơn cả với nhu cầu trong nước và quốc tế trong khi các nước nhập siêu cần tăng tiết kiệm và xuất khẩu.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm nổi bật nhu cầu tăng cường vai trò của Nhà nước và một đường lối hòa nhập hơn các chính sách thương mại và phát triển. Thương mại ngày càng cần các chính sách toàn diện và năng động để có thể vượt qua chính sách buôn bán truyền thống.

Tổng Thư ký UNCTAD kêu gọi các nước chú ý nhiều hơn đến vai trò tạo việc làm của thương mại. Biến động lực thương mại thành các cơ hội tăng thu nhập thông qua tạo việc làm là thách thức chính sách thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phổ quát và toàn diện.

Sự gắn kết giữa chính sách buôn bán và chính sách công nghiệp sẽ trở nên ngày càng quan trọng trong những năm tới đối với nhiều nước ở mọi cấp độ phát triển, tác động đến các nhân tố mới, đặc biệt là nền kinh tế xanh.

Ông cũng cảnh báo tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thương mại cùng với những nhân tố bất ổn định đang che phủ nền kinh tế toàn cầu đã làm cho nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng quan trọng và cấp thiết nhưng cũng làm cho những hành động hợp tác quốc tế này trở nên khó khăn hơn do các chính phủ bận rộn với các chính sách trong nước.

Sự thụt lùi của các cuộc thương lượng tại Vòng đàm phát triển Doha đã minh chứng rõ ràng bế tắc này và có nguy cơ làm xói mòn sự chính đáng của chương trình nghị sự đa phương này.
 
 
Theo TTXVN/Vietnam+

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nguyễn Tường Khang (thứ 2 từ trái sang) và các học trò tại bang Virginia, Mỹ.

Trung Quốc-Pakistan chú trọng hợp tác song phương

Bên lề hội nghị cấp thủ tướng các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố St. Petersburg của Nga, ngày 7/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương.

Hội đồng Bảo an vẫn chia rẽ trong vấn đề Palestine

Theo AFP và đài TNHK, dự thảo báo cáo của Ủy ban kết nạp thành viên mới trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà AFP có được ngày 8/11, cho thấy các thành viên trong Hội đồng Bảo an không thể đi đến một quyết định về việc có chấp nhận để các vùng lãnh thổ Palestine trở thành một quốc gia thành viên hay không.

Ống dẫn dầu 10 tỷ USD, mốc mới trong quan hệ Nga - EU

Các nhà lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu vừa long trọng khánh thành Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc trị giá 10,2 tỷ USD - một diễn biến đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga-EU.

Nga và dự án chinh phục sao Hỏa đầu tiên

Ngày9/11, Nga dự kiến phóng tàu thăm dò sao Hỏa với mục đích thu thập mẫu đất trên một mặt trăng của hành tinh này. Đây sẽ là sứ mệnh sao Hỏa đầu tiên của Mátxcơva kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Nhà cải cách giáo dục Bangladesh đạt giải WISE

Giải thưởng WISE mở màn cho hội nghị “Giáo dục để đổi mới” lần thứ ba, với giải thưởng dành cho ngài Fazle Hasan Abed, người sáng lập tổ chức Ủy ban cải tiến nông thôn Bangladesh (BRAC), ghi nhận 40 năm cống hiến của ông cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo thông qua giáo dục.

Thủ tướng Pháp kêu gọi “đóng băng” lương tổng thống và các bộ trưởng

Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã kêu gọi không tăng lương cho Tổng thống Nicolas Sarkozy và các bộ trưởng trong chính phủ như một phần của các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục