Triều Tiên sẽ sớm vận hành một lò phản ứng hạt nhân mới, do chính nước này vẽ kiểu và sản xuất - hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 10/11 đưa tin, một năm sau khi Triều Tiên hé lộ việc xây dựng cơ sở hạt nhân này.

  
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cơ sở hạt nhân Yongbyon của Bình Nhưỡng.

“Lò phản ứng nước nhẹ hoàn toàn dựa trên nguồn lực và kỹ thuật nội địa sắp được đưa vào vận hành tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”, KCNA viết trong một bài báo nhằm phản bác lại việc Mỹ và Hàn Quốc cho là nền kinh tế Triều Tiên đang rất tồi tệ.

Tuy nhiên, bài viết không cho biết thêm chi tiết liên quan đến lò phản ứng mới này cũng như tiết lộ thời điểm vận hành.

Ngày 12/11 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã thông báo việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên đây cho một nhà nghiên cứu đồng thời là cựu viên chức Mỹ, ông Siegfried Hecker, khi ông đang thăm nước này.

Ông Hecker cho biết, Bình Nhưỡng nói với ông là lò phản ứng này đang trong giai đoạn đầu xây dựng và được xây dựng tại khu vực nhà máy hạt nhân Yongbyon, có công suất từ 25 đến 30 megawatt.

Khi đó, ông Hecker cho rằng mục tiêu của Triều Tiên đưa vào vận hành lò phản ứng này vào năm 2012 “xem ra quá lạc quan”.

Các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ thường được dùng vào mục đích dân sự, và các chuyên gia cho rằng khó thể sử dụng để trích ly plutoni nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chương trình hạt nhân Triều Tiên đã gây ra nhiều căng thẳng trong những năm gần đây. Mỹ đang tìm cách nối lại tiến trình thương lượng 6 bên (gồm các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và hai nước Triều Tiên) về vấn đề này.

Vòng đàm phán này được bắt đầu từ năm 2003 nhưng đã bị bế tắc kể từ tháng 12/2008, và Bình Nhưỡng chính thức rút lui từ tháng 4/2009. Chỉ một tháng sau đó, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần hai, sau vụ thử đầu tiên năm 2006.

 

                                                                        Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nga - Gruzia ký thỏa thuận để Nga vào WTO

Ngày 9-11, tại Geneva (Thụy Sĩ), Nga và Gruzia đã ký một thỏa thuận mở đường cho Mátxcơva gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 18 năm đàm phán.

Tuần tra chung trên sông Mekong

Theo China Daily, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar vừa đạt được thỏa thuận theo đó bắt đầu từ tháng 12, cảnh sát vũ trang của 3 nước sẽ cùng tuần tra bảo vệ tàu bè đi trên sông Mekong, nhất là tại khu vực biên giới.

Cậu bé gốc Việt là giáo viên thỉnh giảng trẻ nhất ở Mỹ

Từ đầu năm 2011, cậu học sinh gốc Việt Nguyễn Tường Khang vừa học xong lớp 6 ở Fairfax, Mỹ, đã được một trường đại học bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng. Khả năng của cậu bé gốc Việt khiến nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ.

Trung Quốc-Pakistan chú trọng hợp tác song phương

Bên lề hội nghị cấp thủ tướng các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố St. Petersburg của Nga, ngày 7/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương.

Hội đồng Bảo an vẫn chia rẽ trong vấn đề Palestine

Theo AFP và đài TNHK, dự thảo báo cáo của Ủy ban kết nạp thành viên mới trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà AFP có được ngày 8/11, cho thấy các thành viên trong Hội đồng Bảo an không thể đi đến một quyết định về việc có chấp nhận để các vùng lãnh thổ Palestine trở thành một quốc gia thành viên hay không.

Ống dẫn dầu 10 tỷ USD, mốc mới trong quan hệ Nga - EU

Các nhà lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu vừa long trọng khánh thành Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc trị giá 10,2 tỷ USD - một diễn biến đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga-EU.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục