Tập trận chung Talisman Sabre năm 2011 đánh dấu sự gia tăng hợp tác quân sự chưa từng thấy giữa Mỹ - Úc - Ảnh: Defense.gov

Tập trận chung Talisman Sabre năm 2011 đánh dấu sự gia tăng hợp tác quân sự chưa từng thấy giữa Mỹ - Úc - Ảnh: Defense.gov

Hiệp ước quân sự Mỹ - Úc sắp tới là bước đi chiến lược của Washington với mục tiêu duy trì và mở rộng ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tuyên bố hiệp ước mới với đồng minh Úc trong chuyến thăm đánh dấu 60 năm liên minh song phương vào tuần tới. Đây là động thái nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự, cụ thể là các chiến dịch hải quân của Mỹ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận “lâu dài và thường xuyên” tại các căn cứ của Úc. Trong khi không có thêm căn cứ mới được xây dựng theo hiệp ước này, thỏa thuận sẽ cho phép Lầu Năm Góc đặt thiết bị quân sự tại quốc gia đồng minh, đồng thời tiến hành thêm nhiều đợt tập trận chung trong tương lai. Bên cạnh đó, bước đi chiến lược trên có thể hỗ trợ lực lượng Mỹ, hiện chủ yếu tập trung tại Nhật Bản và Hàn Quốc ở phần Đông Bắc Á, mở rộng tầm ảnh hưởng từ tây sang nam của khu vực, bao gồm cả con đường hàng hải trọng yếu ngang qua biển Đông, nơi Bắc Kinh đang muốn áp đặt chủ quyền với đường đứt khúc 9 đoạn.

Vẫn chưa rõ kế hoạch với Úc sẽ ngốn bao nhiêu ngân sách của Lầu Năm Góc, nhưng động thái tăng cường sự hiện diện quân sự là dấu hiệu rõ ràng nhất cho cam kết của Mỹ tại khu vực, và là một phần của nỗ lực chuyển trọng tâm về châu Á sau khi Mỹ rời khỏi Iraq cũng như cắt giảm lực lượng tại Afghanistan. Đó là lời xác nhận của thiếu tướng Tim McOwan, tùy viên quân sự Úc tại Washington, trong cuộc phỏng vấn mới đây với Wall Street Journal. Theo thông tin, một trong những căn cứ sẽ nhận thêm lực lượng Mỹ sẽ là Darwin, nằm ở bờ bắc châu Úc. Những địa điểm khác có thể là một căn cứ gần Perth ở bờ tây.

Gia tăng hiện diện quân sự có nghĩa là tăng cường luân chuyển lực lượng. Hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith đã diễn giải điều này như sau: “Tăng cường hợp tác là thêm nhiều tàu đến tàu đi, nhiều máy bay lên xuống, và thêm binh lính đóng quân và dời đi”. Hiện giới hữu trách vẫn từ chối tiết lộ chi tiết về các kế hoạch điều chuyển quân Mỹ tại Úc, vì trên thực tế quá trình này phải mất vài năm. Tuy nhiên, tăng cường thêm quân có nghĩa là toàn bộ các loại tàu chiến sẽ liên tục được triển khai đến Úc thông qua các căn cứ chung, nhằm mục đích diễn tập hải quân lẫn sửa chữa và các hoạt động khác. Chiến đấu cơ của hải quân cũng có quyền ra vào các căn cứ này.

Kế hoạch của Mỹ tại Úc cũng đã phản ánh tình trạng căng thẳng đang gia tăng tại châu Á - Thái Bình Dương. AFP dẫn lời Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cảnh báo đang có dấu hiệu có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Ông kêu gọi Á - Âu hãy nâng tầm hợp tác kinh tế với hy vọng có thể giảm được bất đồng về chính trị.

 

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thủ tướng Berlusconi từ chức để cứu Italia

Tối 8/11, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đã cam kết với Tổng thống nước này rằng sẽ đệ đơn từ chức vào tuần tới ngay sau khi Quốc hội thông qua các biện pháp tiết kiệm mà Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu.

Nga - Gruzia ký thỏa thuận để Nga vào WTO

Ngày 9-11, tại Geneva (Thụy Sĩ), Nga và Gruzia đã ký một thỏa thuận mở đường cho Mátxcơva gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 18 năm đàm phán.

Tuần tra chung trên sông Mekong

Theo China Daily, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar vừa đạt được thỏa thuận theo đó bắt đầu từ tháng 12, cảnh sát vũ trang của 3 nước sẽ cùng tuần tra bảo vệ tàu bè đi trên sông Mekong, nhất là tại khu vực biên giới.

Cậu bé gốc Việt là giáo viên thỉnh giảng trẻ nhất ở Mỹ

Từ đầu năm 2011, cậu học sinh gốc Việt Nguyễn Tường Khang vừa học xong lớp 6 ở Fairfax, Mỹ, đã được một trường đại học bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng. Khả năng của cậu bé gốc Việt khiến nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ.

Trung Quốc-Pakistan chú trọng hợp tác song phương

Bên lề hội nghị cấp thủ tướng các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố St. Petersburg của Nga, ngày 7/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương.

Hội đồng Bảo an vẫn chia rẽ trong vấn đề Palestine

Theo AFP và đài TNHK, dự thảo báo cáo của Ủy ban kết nạp thành viên mới trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà AFP có được ngày 8/11, cho thấy các thành viên trong Hội đồng Bảo an không thể đi đến một quyết định về việc có chấp nhận để các vùng lãnh thổ Palestine trở thành một quốc gia thành viên hay không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục