Lãnh tụ Cuba Fidel castro

Lãnh tụ Cuba Fidel castro

Lãnh tụ Cuba Fidel castro đưa ra cảnh báo trong ngày 14/11 về một cuộc tấn công của Israel, với sự hẫu thuẫn của Mỹ và phương Tây, nhằm vào Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến đẫm máu với những hậu quả khó lường đối với thế giới, đồng thời khẳng định nếu điều đó xảy ra thì nhân loại sẽ phải hứng chịu một thảm họa.

 

Trong bài bình luận mới nhất viết trên chuyên mục “Suy ngẫm”, ông Fidel cho rằng báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về tình hình Iran đã đặt thế giới bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân mà Mỹ, Anh và Israel đang chuẩn bị nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

 

Lãnh tụ cách mạng Cuba nhấn mạnh, với vai trò của mình, IAEA đáng ra phải làm việc vì mục đích hòa bình thế giới thì họ lại “khơi mào” cho một cuộc chiến tranh hạt nhân, gây lo ngại cho cộng đồng thế giới. Lãnh tụ Fidel cũng trích dẫn một tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice mà theo ông trong đó “toát lên tất cả những ý định đen tối của Mỹ đối với Iran” khi bà này nói “Tôi chắc chắn rằng việc thay đổi chế độ là sự lựa chọn duy nhất của chúng tôi tại Iran”.

 

Cùng ngày 14/11, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cảnh báo rằng việc áp dụng biện pháp quân sự với Iran vì chương trình hạt nhân của nước này sẽ cuốn thế giới vào một "vòng xoáy không thể kiểm soát". Phát biểu sau cuộc họp với những người đồng cấp Liên minh Châu Âu ở Brussells (Bỉ), ông Juppe nói: "Rõ ràng, báo cáo của IAEA cho thấy Iran đang đạt tiến bộ trong dự án chế tạo một vũ khí hạt nhân. Đó là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của khu vực và thế giới". Tuy nhiên, ông cảnh báo "sự can thiệp quân sự sẽ là điều tồi tệ nhất và sẽ cuốn thế giới vào một vòng xoáy không thể kiểm soát".

 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 14/11 cho biết Anh không loại trừ lựa chọn tấn công quân sự Iran nếu tiếp tục không đạt được tiến triển về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Khi được hỏi liệu có diễn ra hành động quân sự (nhằm vào Iran) hay không, ông Hague nói: "Chúng tôi không cân nhắc tới điều đó vào thời điểm này. Chúng tôi không kêu gọi hay ủng hộ hành động quân sự. Song chúng tôi cho rằng mọi lựa chọn sẽ vẫn còn trong tương lai".

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cùng ngày lại phản đối ý tưởng can thiệp quân sự vào Iran. Ông nói: "Chúng tôi sẽ không tham gia cuộc thảo luận về can thiệp quân sự. Chúng tôi cho rằng các cuộc thảo luận kiểu này là phản tác dụng do vậy chúng tôi phản đối".

 

Dự kiến, tại hội nghị này, 27 ngoại trưởng EU sẽ thảo luận khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Iran do nước này không đạt được tiến triển với IAEA hay trong các cuộc đàm phán với nhóm P5+1.

 

* Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) có trụ sở ở Washington cho biết dường như Iran đã nhận được sự giúp đỡ của một nhà khoa học người Nga trong quá trình phát triển một ngòi nổ và các thiết bị nổ mạnh cho chương trình hạt nhân của Tehran. Trong một báo cáo công bố ngày 13/11, ISIS xác định nhà khoa học Vycheslav Danilenko nói trên có bí quyết để giúp Iran vũ khí hóa chương trình nguyên tử của nước này. Cơ sở kết luận của báo cáo trên dựa vào những phát hiện được IAEA công bố tuần trước, trong đó bày tỏ những quan ngại thực sự về bằng chứng "đáng tin cậy" chứng tỏ Iran đang làm việc với mục tiêu phát triển các đầu đạn hạt nhân để lắp vào các tên lửa tầm trung.

 

Chuyên gia này "không chỉ am hiểu về các công nghệ này mà còn làm việc phần lớn sự nghiệp của ông ta với công nghệ này trong chương trình vũ khí hạt nhân của đất nước nơi ông ta sinh ra". Báo cáo của ISIS lưu ý rằng, theo IAEA, Danilenko đã liên lạc với Đại sứ quán Iran vào giữa năm 1995, giới thiệu ông có chuyên môn đặc biệt về sản xuất kim cương siêu tán sắc (UDD hay kim cương nano).

 

 

Theo Vietnam+

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hàng triệu người biểu tình khắp Syria phản đối quyết định của Liên đoàn Arập đình chỉ quy chế thành viên của Syria.

APEC ra Tuyên bố Honolulu, cam kết giảm thuế quan

Các lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa kết thúc 2 ngày họp tại Hawaii, với “Tuyên bố Honolulu - Hướng tới một nền kinh tế khu vực”, trong đó thống nhất giảm thuế hải quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

Libya - Niger khẩu chiến vì con trai Gaddafi

Libya hôm qua lên tiếng kịch liệt phản đối đề nghị ân xá của Niger cho người con trai thứ ba của cố Đại tá Muammar Gaddafi, gọi đó là "hành động khiêu khích và thách thức".

“Siêu Mario” chạy đua lập chính phủ mới

Cái tên Mario Monti, thủ tướng tạm quyền của Ý, đã trở thành tâm điểm chú ý của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sau khi được trao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới để lèo lái nước Ý đang trên bờ vực phá sản.

Chính phủ Italia: Lãnh đạo mới đối mặt với thách thức cũ

Tổng thống Italia Giorgio Napolitano vừa chính thức đề cử ông Mario Monti, cựu ủy viên châu Âu về bảo vệ tự do mậu dịch, làm tân thủ tướng với nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Đức: biểu tình dữ dội phản đối ngân hàng

Khoảng 17.000 người biểu tình đã tụ tập ở hai thành phố lớn tại Berlin và Frankfurt (Đức) để phản đối ảnh hưởng của các định chế tài chính toàn cầu đối với quá trình ra quyết định của các chính trị gia.

Syria: Biểu tình thành bạo động, nhiều sứ quán bị tấn công

Hàng triệu người trung thành với chính phủ Syria hôm qua đã tuần hành tại các thành phố lớn trong ngày biểu tình thứ hai để phản đối quyết định của Liên đoàn Arập tạm ngưng quy chế thành viên của Syria.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục