Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd cảnh báo Trung Quốc không nên xen vào các quyết định chính sách an ninh của nước này.
Ngày 16.11, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard công bố chi tiết về thỏa thuận hợp tác quân sự mới giữa hai nước. Cụ thể, máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở lãnh thổ phía bắc và khu vực Tây Úc, theo báo The Sydney Morning Herald. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2012, 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đến thành phố Darwin, phía bắc Úc vào mỗi mùa khô để diễn tập và con số này sẽ tăng lên 2.500 vào năm 2016-2017. “Thỏa thuận này gửi tín hiệu tới khu vực rằng Mỹ không chỉ muốn duy trì mà còn tăng cường sự diện hiện của mình ở châu Á - Thái Bình Dương. Úc cũng muốn nâng cao quan hệ đồng minh với Mỹ”, Sydney Morning Herald dẫn lời một quan chức của Canberra nhận định.
Sau khi thỏa thuận trên được công bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân lập tức lên tiếng: “Đang có tranh cãi về việc liệu tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có phải là động thái thích hợp hay không”, theo tờ Financial Times. Cùng lúc tờ Thời báo Hoàn Cầu lớn tiếng: “Nếu dùng căn cứ quân sự của mình để hỗ trợ Mỹ gây tổn hại lợi ích Trung Quốc, Úc sẽ mắc kẹt trong bất đồng Mỹ - Trung. Ít ra Úc nên ngăn chặn một số thứ trước khi chúng vượt tầm kiểm soát”.
Đáp lại, tối 17.11, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd tuyên bố trên Đài ABC rằng nước này sẽ không thay đổi lập trường trong việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ. “Chúng tôi sẽ không để chính sách an ninh quốc gia của mình bị chi phối bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào. Đó là vấn đề chủ quyền đối với Úc. Chúng tôi không tìm cách ra lệnh cho người Trung Quốc về chính sách an ninh của họ. Do đó, vấn đề này phải được dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”, ông Rudd nhấn mạnh.
Lo ngại trạm quan sát Trung Quốc
Trong khi đó, cũng có nhiều quan ngại về việc Trung Quốc đang sử dụng một trạm quan sát vệ tinh ở vùng Tây Úc. Chính phủ Úc thành lập trạm quan sát này ở Mingenew, cách thành phố Perth 400 km về phía bắc vào năm 2009 và đồng ý cho Trung Quốc sử dụng để quan sát các vệ tinh của Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc dùng trạm Mingenew chỉ được tiết lộ sau khi báo South China Morning Post của Hồng Kông ngày 5.11 dẫn lời chuyên gia Tạ Kinh Ổn thuộc Chương trình không gian Trung Quốc cho hay nước này đã đưa Úc vào mạng lưới toàn cầu về trạm quan sát của mình. Canberra sau đó cũng xác nhận tuyên bố của Bắc Kinh rằng trạm quan sát Mingenew đã được dùng để theo dõi tàu không gian Thần Châu 8, được phóng ngày 1.11.
Báo The Australian dẫn lời chuyên gia về gián điệp không gian hàng đầu Des Ball cho rằng trạm Mingenew có thể đang được quân đội Trung Quốc sử dụng để hỗ trợ định vị tàu chiến của Úc và Mỹ. “Trạm này sẽ hỗ trợ các thiết bị theo dõi trong không gian của Trung Quốc định vị chính xác hơn những tín hiệu điện tử phát ra từ tàu sân bay, tàu khu trục và tàu chiến khác”, ông Ball nhận định. Chuyên gia này, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược Canberra, nói thêm cả 8 tàu không gian Thần Châu của Trung Quốc có thể được gắn các thiết bị theo dõi tinh vi và được dùng bí mật cho mục đích quân sự.
Ngay sau đó, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra lập tức bác bỏ cáo buộc về việc nước này dùng trạm Mingenew cho mục đích quân sự. Tờ The Sydney Morning Herald thì dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Úc khẳng định trạm này chỉ được dùng cho mục đích thương mại và dân sự. Tuy nhiên, giới chức Canberra từ chối xác nhận tổ chức Tổng kiểm soát theo dõi và phóng vệ tinh Trung Quốc (CLTC), đơn vị đang sử dụng trạm Mingenew, là tổ chức dân sự hay quân sự.
Giới chức Úc cũng đã không tư vấn với Mỹ về việc cho Trung Quốc sử dụng trạm Mingenew, theo báo Wall Street Journal. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa có phản ứng về vụ này dù giới chức Mỹ từng lo ngại chương trình không gian của Trung Quốc có mục đích quân sự.
Theo Báo Thanhnien
Lệnh cấm bán gạo xuất xứ từ một khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã được đưa ra hôm 17-11 sau khi nhà chức trách Nhật Bản phát hiện gạo bị nhiễm xạ trên mức cho phép ở đó.
Binh lính Syria đào ngũ đang đầu quân cho phe chống đối đã tiếp tục tấn công trụ sở đảng cầm quyền nước này ngày 17-11, khiến Nga phải lên tiếng cảnh báo đồng minh lâu năm của Moscow đang đối mặt với một “cuộc nội chiến toàn diện”.
Phiên tòa lần đầu tiên xét xử cướp biển Somalia được mở ở Pháp vào ngày 15-11 với sáu nghi can bị cáo buộc về tội bắt cóc và tống tiền một cặp vợ chồng người Pháp trên du thuyền Carré d’As vào năm 2008.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Bali (Indonesia), mọi quan tâm và chú ý của các nước trong khu vực đều đổ dồn vào vấn đề biển Đông.
Việc khu vực đồng euro tăng trưởng gần bằng 0 trong quý 3 làm dấy lên lo ngại châu Âu đang trượt nhanh vào suy thoái do giới kinh doanh và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
THỦ đô Bangkok của Thái Lan gần như chắc chắn đã tránh được thời điểm nguy khốn nhất khi nước lũ đã bắt đầu rút dần tại một số khu vực của thành phố 12 triệu dân. Dù mực nước vẫn còn cao tại bờ Tây sông Chao Phraya vì triều cường tại Vịnh Thái Lan, nhưng về tổng thể trận chiến chống thủy tặc tại xứ Chùa Vàng suốt hơn 3 tháng ròng rã đã bước vào hồi kết.