THỦ đô Bangkok của Thái Lan gần như chắc chắn đã tránh được thời điểm nguy khốn nhất khi nước lũ đã bắt đầu rút dần tại một số khu vực của thành phố 12 triệu dân. Dù mực nước vẫn còn cao tại bờ Tây sông Chao Phraya vì triều cường tại Vịnh Thái Lan, nhưng về tổng thể trận chiến chống thủy tặc tại xứ Chùa Vàng suốt hơn 3 tháng ròng rã đã bước vào hồi kết.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra làm đồng cùng người dân ở những vùng nước vừa rút. |
Một số tuyến xe buýt đã bắt đầu hoạt động trở lại, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm thông suốt trong khi hàng hóa, lương thực, nước uống.... đã được bày bán ở nhiều nơi tại Bangkok. Thành phố sầm uất nhất Thái Lan dần trở lại với nhịp sống thường nhật. Niềm vui đã hiện rõ trên khuôn mặt của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sau những ngày tháng căng thẳng cùng người dân chống lũ. Khẳng định mức nước còn lại ở Bangkok không thể cao hơn nữa, lượng nước lũ dồn ứ ở phía Tây sẽ được xả ra biển và khu vực phía Đông sẽ được khôi phục hoàn toàn trước cuối năm nay, nữ Thủ tướng đầu tiên của xứ Chùa Vàng muốn củng cố niềm tin của người dân vào hiệu quả của hệ thống xả lũ cũng như quyết tâm ổn định cuộc sống người dân mà chính phủ đang thực hiện.
Ký lệnh hỗ trợ khẩn cấp 5.000 baht cho mỗi hộ gia đình gặp nạn và yêu cầu giám sát, điều tra nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, ăn chặn trong quá trình cứu trợ lương thực cho người dân, bà Yingluck tỏ ra hoàn toàn chủ động trong điều phối các nỗ lực chống thảm họa. Trái với những nghi ngờ năng lực lãnh đạo của nữ chính trị gia 44 tuổi lần đầu tiên cầm quyền từ phe đối lập với cáo buộc chính phủ đã vụng về và bị động trong ứng phó với trận đại hồng thủy, hình ảnh Thủ tướng Yingluck lội nước thị sát tình hình, thăm hỏi người dân tại tâm điểm thảm họa và đích thân cùng dân làm ruộng ở những cánh đồng vừa rút nước... đã khiến người dân Thái Lan cảm kích.
Mặc dù nước lũ đang lui dần, nhưng nhìn chung người dân vẫn phải trông cậy vào sự giúp đỡ của quân đội và di chuyển chủ yếu bằng thuyền nhỏ tại Bangkok trong khi ở nhiều khu vực ngoại thành của thủ đô tình hình vẫn rất căng thẳng. Cuộc sống tạm bợ đầy khó khăn của khoảng 16.000 người đang tạm trú tại 163 trung tâm sơ tán ở Bangkok cũng như khoảng 2,8 triệu người nữa ở 23 tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung còn đang bị ngập lụt vẫn là vấn đề cấp bách đối với Chính phủ Thái Lan. Mối lo âu không chỉ là kế hoạch tái thiết sẽ ngốn cả chục tỷ USD ngân sách mà ngay trước mắt phải duy trì sự điều tiết thị trường để giảm thiểu nguy cơ giá cả hàng hóa thiết yếu leo thang do sản lượng lúa gạo trong nước giảm 3,5 triệu tấn so với vụ mùa trước, tương đương khoảng 10%. Khả năng dịch bệnh bùng phát đe dọa tính mạng và sức khỏe người dân trong và sau lũ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chính phủ.
Cho dù khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng khi nhiều vùng đất trên lãnh thổ Thái Lan không còn bị ngập lũ, niềm hy vọng về sự hồi sinh của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã được nhóm lên trong ánh mắt, nụ cười của những người dân vừa bắt đầu cuộc sống mới sau bao ngày lao đao. Qua mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Yingluck kêu gọi người dân hãy đoàn kết hơn nữa và coi đó là nguồn sức mạnh to lớn vượt qua thảm họa quốc gia hiện nay. Lời nhắn nhủ đó một lần nữa cho thấy mong muốn hàn gắn những rạn nứt nội bộ ở Thái Lan của nữ Thủ tướng vì một mục tiêu lớn nhất là ổn định và thịnh vượng cho đất nước của những nụ cười.
Theo HaNoiMoi
Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên bố quyết định nới rộng quy mô trừng phạt chế độ Damas, trong đó áp đặt những biện pháp này với cả các cá nhân và nhiều tổ chức tài chính, tăng áo lực với chính quyền Syria.
Các lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa kết thúc 2 ngày họp tại Hawaii, với “Tuyên bố Honolulu - Hướng tới một nền kinh tế khu vực”, trong đó thống nhất giảm thuế hải quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.
Libya hôm qua lên tiếng kịch liệt phản đối đề nghị ân xá của Niger cho người con trai thứ ba của cố Đại tá Muammar Gaddafi, gọi đó là "hành động khiêu khích và thách thức".
Cái tên Mario Monti, thủ tướng tạm quyền của Ý, đã trở thành tâm điểm chú ý của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sau khi được trao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới để lèo lái nước Ý đang trên bờ vực phá sản.
Tổng thống Italia Giorgio Napolitano vừa chính thức đề cử ông Mario Monti, cựu ủy viên châu Âu về bảo vệ tự do mậu dịch, làm tân thủ tướng với nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.
Khoảng 17.000 người biểu tình đã tụ tập ở hai thành phố lớn tại Berlin và Frankfurt (Đức) để phản đối ảnh hưởng của các định chế tài chính toàn cầu đối với quá trình ra quyết định của các chính trị gia.