Nga đang đối mặt với nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột tại biên giới với Châu Âu mà rất có thể dẫn tới cuộc chiến hạt nhân - Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết hôm 17.11.
Theo đó, Tướng Nikolai Makarov cảnh báo việc việc NATO mở rộng về phía đông khiến Nga có nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột cục bộ vốn đã "tăng mạnh". Theo hãng thông tấn Nga, ông Makarov bổ sung rằng "trong một số điều kiện nhất định, các cuộc xung đột cục bộ và khu vực có thể trở thành cuộc chiến tranh trên quy mô lớn liên quan tới vũ khí hạt nhân".
Sự cắt giảm lực lượng thông thường của Nga khiến Kremlin ngày càng phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân. Học thuyết quân sự Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào vào Nga hoặc đồng minh, cũng như cuộc tấn công thông thường trên quy mô lớn, đe dọa tới sự tồn vong của đất nước.
Nga xem sự mở rộng của NATO tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước ở Đông và Trung Âu là mối đe dọa tiềm tàng tới an ninh Nga.
Ông Makarov đặc biệt nhấn mạnh tới kế hoạch kết nạp Gruzia và Ukraine của NATO, coi đó cũng là mối đe dọa lớn tới an ninh Nga. Trong cuộc chiến ngắn ngày vào tháng 8 năm 2008 Nga đã đánh bại Gruzia, sau đó công nhận Nam Ossettia và một tỉnh khác của Gruzia là Abkhazia là các nước cộng hòa độc lập, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự tại đây.
Ông Makarov cũng cảnh báo rằng kế hoạch rút quân của NATO khỏi Afghanistan có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột ở những quốc gia Liên Xô cũ tại Trung Á, mà cũng có thể phát triển thành cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Trong học thuyết quân sự của mình, Nga mô tả kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ là một thách thức an ninh khác đối với Nga, cho rằng có thể đe dọa lực lượng hạt nhân và làm suy yếu khả năng răn đe của Mátxcơva.
Nga đã nhất trí xem xét lại đề nghị của NATO vào mùa thu năm ngoái nhằm hợp tác về lá chắn tên lửa, nhưng các cuộc đàm phán bị bế tắc về việc hệ thống này hoạt động như thế nào. Nga kiên quyết yêu cầu lá chắn tên lửa phải được điều hành chung, nhưng bị NATO bác bỏ.
Theo Báo Laodong
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Bali (Indonesia), mọi quan tâm và chú ý của các nước trong khu vực đều đổ dồn vào vấn đề biển Đông.
Việc khu vực đồng euro tăng trưởng gần bằng 0 trong quý 3 làm dấy lên lo ngại châu Âu đang trượt nhanh vào suy thoái do giới kinh doanh và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
THỦ đô Bangkok của Thái Lan gần như chắc chắn đã tránh được thời điểm nguy khốn nhất khi nước lũ đã bắt đầu rút dần tại một số khu vực của thành phố 12 triệu dân. Dù mực nước vẫn còn cao tại bờ Tây sông Chao Phraya vì triều cường tại Vịnh Thái Lan, nhưng về tổng thể trận chiến chống thủy tặc tại xứ Chùa Vàng suốt hơn 3 tháng ròng rã đã bước vào hồi kết.
Lãnh tụ Cuba Fidel castro đưa ra cảnh báo trong ngày 14/11 về một cuộc tấn công của Israel, với sự hẫu thuẫn của Mỹ và phương Tây, nhằm vào Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến đẫm máu với những hậu quả khó lường đối với thế giới, đồng thời khẳng định nếu điều đó xảy ra thì nhân loại sẽ phải hứng chịu một thảm họa.
Trong cuộc họp chiều 15/11 tại Bali (Indonesia), chuẩn bị nội dung nghị sự cho Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-19) và các hội nghị liên quan, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi nhiều ý kiến về vấn đề Biển Đông.
Một trận động đất mạnh 5,8 độ Richter vừa xảy ra sáng nay (16.11) tại khu vực Papua ở miền đông Indonesia, hiện chưa có báo cáo về thiệt hại và thương vong.