Tổng thống Syria al-Assad vẫn có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội -Ảnh: Reuters

Tổng thống Syria al-Assad vẫn có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội -Ảnh: Reuters

Cuộc nổi dậy của quần chúng kéo dài tám tháng qua tại Syria ngày càng trở thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Syria đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy của một cuộc nội chiến đẫm máu.

Nguy cơ một cuộc nội chiến, như các nhà quan sát nhận định, đang lởn vởn ở Syria do sự gia tăng hoạt động của các binh lính ly khai chống lại các lực lượng chính phủ cũng như sự thiếu vắng một sự dàn xếp nhanh cho cuộc khủng hoảng.

Trong hai ngày liên tiếp, nhóm binh sĩ ly khai từ quân đội Syria mang tên Quân đội giải phóng Syria (FSA) đã mở hai cuộc tấn công vũ trang táo bạo vào các cơ sở chính phủ. “Các vụ tấn công ở Syria hoàn toàn giống một cuộc nội chiến thật sự” - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bình luận. Chuyên gia Salman Shaikh thuộc Trung tâm Brookings Doha cho rằng cuộc nổi dậy ở Syria từ tám tháng qua nay đã tiến đến giai đoạn nổi dậy vũ trang.

Bắn giết lẫn nhau

FSA được hình thành từ cách đây vài tháng, hiện đã có tới 10.000 quân, chủ yếu là lính quân đội Syria ly khai, hiện đang đóng ở khu vực biên giới cạnh Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và sâu bên trong Syria, bao gồm thành phố Homs. Vũ khí của FSA là các loại súng đạn được lấy từ các kho vũ khí của quân đội chính phủ al-Assad cũng như từ lượng vũ khí lớn ở các nước láng giềng được tuồn vào Syria.

Chỉ huy FSA là đại tá Riad al-As’ad, người từng đào ngũ khỏi quân đội Syria và chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết FSA sẽ tiếp tục tấn công các lực lượng thân Tổng thống al-Assad để bảo vệ thường dân. “Chúng tôi đối phó với tình trạng leo thang bạo lực bằng leo thang bạo lực - ông ta khẳng định - Người dân Syria không thể chờ đợi quyết định của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã chờ đợi tám tháng qua và chỉ thấy máu đổ. Chúng tôi quyết đứng chung mặt trận với người biểu tình Syria”.

Mục tiêu của FSA là lực lượng an ninh và các nhóm dân quân đã thẳng tay tàn sát người biểu tình trong thời quan qua. Không phải không có lý do mà cuộc tấn công đầu tiên của FSA là nhắm vào căn cứ tình báo không quân Syria. Theo các nhà quan sát Trung Đông, đây là một trong những cơ quan tình báo quan trọng nhất và là cánh tay mặt của chính quyền al-Assad trong các nỗ lực thủ tiêu, bắt cóc và đàn áp biểu tình. Nhiều người biểu tình Syria cáo buộc chính tình báo không quân Syria đã thực hiện cuộc ám sát nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Mashaal Tamo vài tuần trước đây.

Theo chính quyền Syria, trong những tháng qua, hơn 1.000 binh sĩ, cảnh sát và thành viên lực lượng an ninh chính phủ đã thiệt mạng trong các vụ tấn công của “các nhóm khủng bố có vũ trang”. Ngược lại, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, lực lượng thân chính quyền al-Assad đã sát hại hơn 3.500 người biểu tình. “Nội chiến là không thể tránh khỏi - chuyên gia Rami Abdel Rahman thuộc Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria (trụ sở ở London, Anh) nhận định - Chính quyền Syria tàn sát người dân và cuối cùng người dân phải tự bảo vệ mình”.

Tương lai u ám

Các nhà phân tích cho biết số lượng binh sĩ ly khai ở Syria đang gia tăng, đặc biệt khi một trong những đồng minh quan trọng cuối cùng của chính quyền Syria là Liên đoàn Ả Rập đã quay lưng chống lại ông al-Assad. Tuy nhiên, chế độ al-Assad vẫn rất mạnh. Quân đội Syria hiện vẫn có khoảng 200.000 binh sĩ, các tướng lĩnh lãnh đạo thuộc nhóm tôn giáo Alawite rất trung thành với ông al-Assad. Quân đội Syria có tiếng là được đào tạo bài bản, có khả năng triển khai nhiều loại vũ khí hiện đại, xe quân sự và máy bay chiến đấu.

Các nhà lãnh đạo phong trào đối lập ở Syria cũng nhiều lần thừa nhận việc đánh bại quân đội của ông al-Assad là một khả năng rất khó xảy ra. Hơn nữa, chế độ al-Assad vẫn đủ sức huy động hàng chục ngàn người phản biểu tình khắp Damascus. Ngoài ra, ông al-Assad vẫn có được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp doanh nhân giàu có đầy quyền lực ở Syria.

Do đó, giới quan sát phương Tây nhận định một cuộc nội chiến ở Syria có thể sẽ rất đẫm máu, kéo dài và có khả năng đe dọa an ninh của các nước láng giềng như Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordan...Đến nay, các cường quốc phương Tây hay Liên đoàn Ả Rập vẫn chưa lên tiếng về khả năng can thiệp quân sự vào Syria theo kiểu Libya. Tuy nhiên, một số nguồn tin ngoại giao cho biết phương Tây không loại trừ khả năng này, đặc biệt nếu bạo lực đe dọa khu vực.

 

                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

ECCC gây sốc khi thả một cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ

Trong một quyết định gây sốc, các thẩm phán ngày 17-11 tuyên bố cựu Bộ trưởng Xã hội và Y tế Ieng Thirith, nữ lãnh đạo duy nhất của chế độ Khmer Đỏ bị buộc tội diệt chủng tại Tòa án xét xử tội ác của Khmer Đỏ (ECCC) do LHQ bảo trợ, hiện không đủ sức khỏe để hầu tòa và sẽ được trả tự do.

Nhật Bản cấm bán gạo nhiễm xạ

Lệnh cấm bán gạo xuất xứ từ một khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đã được đưa ra hôm 17-11 sau khi nhà chức trách Nhật Bản phát hiện gạo bị nhiễm xạ trên mức cho phép ở đó.

Syria: Binh lính đào ngũ tiếp tục tấn công

Binh lính Syria đào ngũ đang đầu quân cho phe chống đối đã tiếp tục tấn công trụ sở đảng cầm quyền nước này ngày 17-11, khiến Nga phải lên tiếng cảnh báo đồng minh lâu năm của Moscow đang đối mặt với một “cuộc nội chiến toàn diện”.

Mở phiên tòa đầu tiên xử cướp biển Somalia

Phiên tòa lần đầu tiên xét xử cướp biển Somalia được mở ở Pháp vào ngày 15-11 với sáu nghi can bị cáo buộc về tội bắt cóc và tống tiền một cặp vợ chồng người Pháp trên du thuyền Carré d’As vào năm 2008.

Mỹ đưa 2.500 quân đến Úc

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Bali (Indonesia), mọi quan tâm và chú ý của các nước trong khu vực đều đổ dồn vào vấn đề biển Đông.

Châu Âu đối mặt nguy cơ suy thoái

Việc khu vực đồng euro tăng trưởng gần bằng 0 trong quý 3 làm dấy lên lo ngại châu Âu đang trượt nhanh vào suy thoái do giới kinh doanh và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục