Sau khi Washington tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, Matxcơva dường như cũng muốn chạy đua trở lại khu vực này sau một thời gian trầm lắng.

Tàu cứu hộ Fotiy Krylov xuất hiện ở vịnh Manila sáng 31-1-2012 - Ảnh: Inquirer.net

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây khẳng định Nga là một phần không thể tách rời của châu Á - Thái Bình Dương.

“Sự hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cũng như các quá trình liên kết khu vực là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi” - RIA Novosti dẫn lời ông Dmitry Medvedev khẳng định.

Từ năm 2010, Hội đồng Nga về Tổ chức Hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) đã trình lên Tổng thống Dmitry Medvedev bản báo cáo “Hướng Đông: chiến lược của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” với phương châm “Dựa vào phương Tây, ổn định phía Nam và hướng sang phương Đông”. CSCAP mô tả Nga như là một cầu nối tiềm năng giữa châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.

Hướng về châu Á - Thái Bình Dương

Năm 2012, Nga giữ chức chủ tịch luân phiên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), khu vực chiếm đến 54% GDP toàn cầu và 40% tổng kim ngạch thương mại quốc tế. Giới chuyên gia nhận định sau khi Washington khẳng định tăng cường hiện diện quân sự và kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, Matxcơva xem ra cũng không muốn chậm chân.

Tổng thống Medvedev cho biết Nga sẽ tăng cường thương mại trong khối APEC thông qua tăng cường liên kết Á - Âu. Tổng giám đốc Hội đồng sự vụ quốc tế của Nga Andrey Kortunov cho biết từ năm 2011, Nga ngày càng coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của mình do tầm quan trọng và vai trò của khu vực này ngày càng tăng trên thế giới.

Tìm thêm các đối tác

Thị trấn Nadin, CH Fiji là điểm dừng chân cuối cùng (ngày 2-2) của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 28-1-2012. Theo RIA Novosti, đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Nga tới Fiji kể từ năm 1974. Chuyến thăm nhằm mục đích thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị thường xuyên và mở rộng hợp tác trong các vấn đề quốc tế cũng như đàm phán hợp tác thương mại, đầu tư và các dự án nhân đạo.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định chuyến đi của ông Lavrov là một sự tiếp nối nhằm thắt chặt quan hệ mọi mặt với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Thái Bình Dương ngày nay là khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Nga đang có các đối tác quan trọng tại đây” - ông Lavrov tuyên bố.

Trả lời câu hỏi về chính sách mới của Mỹ hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Lavrov nói: “Khu vực này đang trở thành một thế lực của nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng về kinh tế sẽ dẫn tới ảnh hưởng về chính trị. Và chắc chắn những quan tâm đến khu vực này, như chúng ta đã thấy, sẽ tạo ra một số rủi ro về an ninh. Nga cố gắng tìm kiếm các đối tác trong khu vực và chúng tôi thật sự muốn hợp tác đôi bên cùng có lợi để đẩy mạnh các quan hệ và tăng cường các chuyến thăm đến khu vực này”.

Ngoại trưởng Nga Lavrov đã tới Nhật Bản, Brunei, New Zealand và Úc cùng với những thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với các quốc gia này.

 

                                                                      The Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga có mặt tại Địa Trung Hải.
Không có hình ảnh

Hơn 50 người chết vì lạnh tại Châu Âu

Thời tiết lạnh giá tại đông và trung Âu khiến 50 người tử vong trong 5 ngày qua.

Châu Á không muốn "theo gót Mỹ" cấm nhập khẩu dầu từ Iran

Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ không tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chống nước này. Ấn Độ là nước mới nhất trong loạt nước châu Á xác nhận không muốn theo Mỹ chống lại Iran trong vấn đề dầu mỏ.

Biển Hoa Đông căng thẳng

Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.

Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận với Triều Tiên

Thay vì tiếp tục thực hiện đường lối tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ chuyển sang phương thức mới theo chiều hướng ôn hoà hơn nhằm từng bước thu hẹp bất đồng và nghi kỵ giữa hai miền.

Hội nghị thượng đỉnh EU: Thắt lưng buộc bụng không đủ

Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU đã thừa nhận để thoát khỏi khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng là không đủ mà phải đầu tư để tăng trưởng, tránh suy thoái.

Liên hợp quốc viết lại dự thảo nghị quyết về Syria

Ngày 29/1, các nước phương Tây và Ảrập đã bắt tay vào việc sửa đổi dự thảo nghị quyết về Syria sau khi bản thảo cũ bị cả Nga và Trung Quốc bác bỏ. Động thái này diễn ra ngay sau khi Liên đoàn Ảrập quyết định ngừng sứ mệnh giám sát tại Syria.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục