Sinh viên ngành y thuộc Viện Phân tích y khoa của Đức trong giờ kiến tập.
“Báo cáo thanh niên thế giới” do LHQ khảo sát đối với giới trẻ trong độ tuổi 15-30 cho thấy, điều khiến họ lo lắng nhất là không tìm được việc làm hoặc bất ngờ bị sa thải, cắt giảm trong tương lai gần. Hàng loạt chính sách thắt lưng buộc bụng của nhiều nước ngày càng thể hiện rõ mặt trái tiêu cực.
Người trẻ: đầu tiên và sau cùng
Đối tượng 15-30 tuổi được xem là những người chịu thiệt thòi nhất trong chính sách thắt lưng buộc bụng của các quốc gia. Phần lớn trong số 1.000 người được hỏi đều trả lời rằng họ đang bị ám ảnh bởi câu hỏi liệu chất lượng nền giáo dục mà họ hưởng có mang lại một công việc đáp ứng tay nghề, tiêu chuẩn theo yêu cầu? Liệu những kiến thức và kỹ năng tích lũy được từ ghế nhà trường có ích cho họ trong thời gian dài hay chỉ là những lý thuyết đã lỗi thời? Sở dĩ có những băn khoăn như vậy là vì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế - tài chính, người trẻ là người cuối cùng được tuyển vào và cũng là người đầu tiên nằm trong danh sách sa thải.
Giai đoạn 2008-2009, khủng hoảng kinh tế bùng nổ, số người trẻ thất nghiệp tăng nhanh. Năm 2007, con số này là 11,9%, sang đến năm 2009 là 13%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực Trung Đông là cao nhất. Năm 2010, có khoảng 25,5% nam giới thất nghiệp và con số này ở nữ giới là 39,4%. Ở khu vực Bắc Mỹ, tỷ lệ là 23,85% và 34,1%. Cả thế giới hiện có khoảng 200 triệu người trong độ tuổi lao động không có việc làm.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) trong tháng 12-2011 đã tăng lên 10,4%, mức cao nhất kể từ khi đồng EUR được đưa vào sử dụng đầu năm 1999. Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu có thể tăng lên 11% vào giữa năm 2012. Nền kinh tế châu Âu trong giai đoạn 2007-2010, mỗi khi GDP của một quốc gia mất đi 1% tăng trưởng, sẽ có thêm 5,9% lao động trẻ mất việc làm.
Theo thống kê, sau 2 năm rơi vào khủng hoảng nợ công, số người mất việc làm tại eurozone đã tăng lên tới 16,5 triệu người. Những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Hy Lạp (20%) và Tây Ban Nha (23%).
Thúc đẩy nền kinh tế xanh
Phần lớn người tham gia khảo sát chỉ trích chính phủ thiếu những đầu tư công. Họ tin rằng những ngành nghề như công nghệ thông tin, công việc về y tế, phúc lợi xã hội và chú trọng phát triển mô hình nền kinh tế xanh dễ kiếm việc hơn.
Theo Chương trình Môi trường LHQ, kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Nó thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế như: nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất, giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, tài nguyên môi trường, du lịch sinh thái và các lĩnh vực khác của đời sống. Nhìn chung, đó là sự kết hợp giữa 3 thành tố: kinh tế, xã hội và môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững.
Báo cáo thường niên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố cho biết trong thập kỷ tới, chính phủ các nước cần tạo ra khoảng 600 triệu việc làm mới để tăng trưởng kinh tế bền vững và giúp thị trường lao động toàn cầu tránh khỏi suy thoái.
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong năm 2012 của EU đã khép lại hồi đầu tháng với mục tiêu tạo việc làm cho người trẻ là một trong những chủ đề chính. Giải pháp được thông qua ở Hội nghị thượng đỉnh EU lần này là đẩy mạnh việc đào tạo chuyên nghiệp cho các lao động trẻ, giảm thiểu những chênh lệch kỹ năng và địa lý nhanh nhất là 4 tháng sau khi các lao động trẻ ra trường. Cụ thể, EU là sẽ gửi các nhóm chuyên gia đến 8 nước có tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp trên 30% (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp, Ireland, Ba Lan, Litva và Slovakia) để định hướng việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ cứu trợ vào việc tạo việc làm cho giới trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xanh. Tất cả dựa trên 3 chương trình: đào tạo, thực tập, cơ chế lao động xuyên biên giới. |
Theo SGGP
Ngày 5-2, trụ sở cơ quan thuế vụ ở Thủ đô Cai-rô (Ai Cập) đã bị đốt cháy, trong khi các cuộc biểu tình bước sang ngày thứ tư nhằm yêu cầu chính quyền quân sự sớm từ bỏ quyền lực.
Nga và Trung Quốc đêm qua đã phủ quyết nghị quyết của LHQ, ủng hộ kế hoạch của Liên đoàn Ảrập kêu gọi Tổng thống Syria Assad từ chức, gây ra phản ứng giận dữ từ phương Tây và một số nước Ảrập.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak hôm 2.2 tuyên bố nếu các biện pháp trừng phạt Iran không tỏ ra hiệu quả, Israel sẽ xem xét bắt đầu hành động quân sự để ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Sau khi Washington tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, Matxcơva dường như cũng muốn chạy đua trở lại khu vực này sau một thời gian trầm lắng.
Mỹ, NATO và Australia đồng loạt tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động tác chiến tại Afghanistan trong năm 2013, để chuyển sang làm công tác huấn luyện và cố vấn cho quân đội nước này từ năm 2014. Trước đó, Pháp cũng khẳng định rút quân sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Báo chí Iran hôm qua đưa tin Mỹ đã triển khai phi đội máy bay ném bom chiến lược đến căn cứ không quân tại Qatar ở vịnh Péc-xích “nhằm đối phó với Iran”.