Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ về nghị quyết đối với Syria vào đêm qua.

Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ về nghị quyết đối với Syria vào đêm qua.

Nga và Trung Quốc đêm qua đã phủ quyết nghị quyết của LHQ, ủng hộ kế hoạch của Liên đoàn Ảrập kêu gọi Tổng thống Syria Assad từ chức, gây ra phản ứng giận dữ từ phương Tây và một số nước Ảrập.

Nga và Trung Quốc đã cùng nhau bỏ phiếu phủ quyết bản thảo nghị quyết được Liên đoàn Ả rập và phương Tây ủng hộ tại Hội đồng bảo an LHQ. Bản thảo nghị quyết đã kêu gọi ông Assad chuyển giao quyền lực cho người phó, dọn đường cho một cuộc chuyển giao tới dân chủ.

 

13 thành viên khác trong Hội đồng bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, mà theo họ là nhằm ngăn chặn đổ máu ở Syria, với xung đột sắc tộc đe dọa đến sự ổn định của cả vùng Trung Đông.

 

Song Nga cho rằng bản thảo nghị quyết là nỗ lực vô lý và đầy thành kiến nhằm “thay đổi chế độ” ở Syria, đồng minh lớn duy nhất của Mátxcơva tại Trung Đông và là nhà nhập khẩu vũ khí quan trọng của Nga cũng như là nơi đồn trú của một căn cứ hải quân Nga.
 
Phương Tây phẫn nộ

 

Nhìn nhận từ diễn biến ở Homs, điểm nóng bất ổn tại Syria, đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice đã bỏ qua phép lịch sự ngoại giao thông thường, tuyên bố “phẫn nộ” trước lá phiếu phủ quyết của Trung-Nga, và cho biết thêm “bất kỳ đổ máu thêm nào đều nằm trong tay họ”.

 

Ngay trước khi Hội đồng bảo an bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Obama lên án “cuộc tấn công không thể nào diễn tả được” của quân đội chính phủ Syria nhằm vào Homs, yêu cầu ông Assad từ bỏ quyền lực ngay lập tức và kêu gọi LHQ hành động chống lại “sự tàn bạo không ngừng” của Assad.

 

“Bất kỳ chính phủ nào tàn bạo và tàn sát người dân của mình cũng không xứng đáng lãnh đạo”, ông Obama cho biết.

 

Ông Obama và các nhà lãnh đạo Ảrập cùng phương Tây đã gây áp lực chưa từng có tiền lệ đối với Nga, để Hội đồng bảo an có thể thông qua nghị quyết được Liên đoàn Ảrập ủng hộ, kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực và chấm dứt bạo lực. Cơ quan của LHQ cho biết hơn 5.000 dân thường đã bị giết hại.
 

Song Nga, với Trung Quốc tiếp bước, đã phá vỡ hành động của LHQ về Syria lần thứ hai trong vòng 4 tháng. Hồi tháng 10 họ đã phủ quyết một nghị quyết do châu Âu soạn thảo, lên án Syria và dọa sẽ trừng phạt thêm nước này.

 

Trước cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho biết không thể làm việc một cách xây dựng với Nga, mặc dù một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, điều mà Nga kịch liệt phản đối, đã được thẳng thừng loại bỏ.

 

“Tôi cho rằng có thể có vài cách để loại bỏ vài lo ngại của người Nga, thậm chí là vào phút cuối này. Tôi đã đề nghị làm việc theo cách xây dựng. Nhưng điều đó đã không thể được”, bà cho biết với các phóng viên tại cuộc họp ở Munich.

 

Bà Clinton cũng cảnh báo nguy cơ đổ máu thêm và nguy cơ xảy ra nội chiến tại Syria đang tăng cao sau thất bại của nghị quyết LHQ.
 

Mátxcơva đã phản đối nghị quyết chứa các bước chống lại ông Assad, song lại không phản đối các phần tử đối lập có vũ trang. Trước cuộc họp ở Munich, ông Lavrov cho biết: “Nếu không làm với hai bên, thì hai bên sẽ bị đẩy vào một cuộc nội chiến”.

 

Tại New York, các phái đoàn phương Tây đã phản bác điều mà họ gọi là “những bổ sung phá hoại” của Nga, khi thêm từ ngữ lên án phe đối lập cùng với chính phủ cho bạo lực đang diễn ra Syria.  

 

Đại sứ Nga Vitaly Churkin phủ nhận bổ sung của Nga là vào phút chót và Nga không ngáng đường một nghị quyết hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria.

 

Đại diện của Syria tại LHQ đã chỉ trích nghị quyết và những nước ủng hộ cho nghị quyết, trong đó có Ả rập Xê-út và 7 nước Ả rập khác, cho rằng các quốc gia “cấm phụ nữ tham gia bóng đá” này không có quyền thuyết giáo về dân chủ với Syria.

 

Ông cũng phủ nhận lực lượng Syria giết hại hàng trăm dân thường ở Homs, và cho biết “không có người có nhận thức nào” có thể tiến hành một cộc tấn công như thế trong đêm trước khi Hội đồng bảo an chuẩn bị thảo luận về nước họ.

 

Mohammed Loulichki, đại sứ tại LHQ của Morocco, thành viên duy nhất của Ảrập tại Hội đồng 15 thành viên, bày tỏ “thất vọng lớn” về phủ quyết của Nga-Trung. Ông cho biết Ả rập không có ý định từ bỏ kế hoạch của họ.

 

Đại diện của Anh Mark Lyall Grant cho biết sẽ tiếp tục hối thúc LHQ nếu bạo lực tại Syria vẫn tiếp diễn.

 

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hàng trăm người đã bị giết hại và LHQ phải hành động. Tunisia đã trục xuất đại sứ Syria và hạ cờ tại sứ quán Syria ở nước này.
 
Pháp thành lập "Nhóm những người bạn của dân Syria", Ngoại trưởng Nga tới Syria
 
Tổng thống Pháp Sarkozy cho biết sau cuộc bỏ phiếu rằng Pháp đang tham khảo các nước Ảrập và châu Âu khác để thành lập một nhóm liên lạc về Syria nhằm cố gắng tìm kiếm một nghị quyết cho cuộc khủng hoảng tại Syria.

 

“Pháp sẽ không từ bỏ”, ông Sarkozy tuyên bố và cho biết Paris đã liên hệ với các đối tác Ảrập và châu Âu để tạo ra “Nhóm những người bạn của nhân dân Syria”, sẽ tập hợp sự ủng hộ của quốc tế, để áp dụng kế hoạch của Liên đoàn Ảrập.

 

Bất ổn ở Syria gây chia rẽ giữa một bên là những người Hồi giáo Sunni chiếm đa số, phản đối người Alawites thiểu số của Tổng thống Assad. Người Alawites là nhánh xa của người Hồi giáo Shiitte, những người đã thống trị cấu trúc quyền lực của Syria trong suốt nhiều thập niên.

 

Sau cuộc thảo luận được cho là “nảy lửa” giữa bà Clinton và Ngoại trưởng Nga Lavrov, Mátxcơva tuyên bố ông Lavrov và người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài sẽ bay tới Syria và thứ ba tới để gặp ông Assad, mặc dù mục đích của chuyến đi chưa được tiết lộ.

 

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Máy bay chiến đấu của Israel.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vì sao Nga quyết tâm bảo vệ Syria đến cùng?

Hiện nay, mọi ánh mắt đều đổ dồn về nước Nga-quốc gia đang nắm giữ lá phiếu quyết định vận mệnh của chính quyền Syria. Quyết định là vì, cái gật đầu của Nga đồng nghĩa với việc Tổng thống Syria phải chấm dứt ngay sự nghiệp chính trị đầy thăng trầm của mình.

Iran muốn tấn công trong lòng nước Mỹ?

Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ mới đây cảnh báo Tehran đang muốn thực hiện các vụ tấn công bên trong nước Mỹ để đáp trả các biện pháp cấm vận.

Hơn 50 người chết vì lạnh tại Châu Âu

Thời tiết lạnh giá tại đông và trung Âu khiến 50 người tử vong trong 5 ngày qua.

Châu Á không muốn "theo gót Mỹ" cấm nhập khẩu dầu từ Iran

Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ không tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chống nước này. Ấn Độ là nước mới nhất trong loạt nước châu Á xác nhận không muốn theo Mỹ chống lại Iran trong vấn đề dầu mỏ.

Biển Hoa Đông căng thẳng

Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.

Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận với Triều Tiên

Thay vì tiếp tục thực hiện đường lối tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ chuyển sang phương thức mới theo chiều hướng ôn hoà hơn nhằm từng bước thu hẹp bất đồng và nghi kỵ giữa hai miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục