Máy bay chiến đấu của Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak hôm 2.2 tuyên bố nếu các biện pháp trừng phạt Iran không tỏ ra hiệu quả, Israel sẽ xem xét bắt đầu hành động quân sự để ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
"Nếu các biện pháp trừng phạt không ngăn được Iran ngừng chương trình hạt nhân, chúng tôi sẽ xem xét hành động quân sự" - ông Barak phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị an ninh thường niên Herzliya, đồng thời nhấn mạnh rằng Israel đã sẵn sàng hành động trước khi "quá muộn".
Ông Barak cho rằng cần phải hành động trước khi Tehran đạt tới khả năng hạt nhân (mà Iran luôn khẳng định vì mục đích hòa bình) nhằm ngăn ngừa nước này trở thành một mối đe dọa toàn cầu - báo Ha'aretz viết. "Bất cứ ai cho rằng để sau hãy hành động sẽ nhận thấy điều đó là quá muộn" - ông Barak nói.
Phó Thủ tướng Israel Moshe Ya'alon cũng cảnh báo về những hậu quả của một "nước hạt nhân Iran" và nhấn mạnh rằng đó có thể là "một cơn ác mộng đối với thế giới tự do".
Tuy nhiên, ông Ya'alon - cũng là Bộ trưởng các vấn đề chiến lược và cựu Tham mưu trưởng quốc phòng Israel - cho rằng phương Tây có thể tiến hành tấn công quân sự vào bất kỳ cơ sở hạt nhân nào của Iran.
"Mọi cơ sở hạt nhân do con người bảo vệ đều có thể bị thâm nhập. Với kinh nghiệm của một cựu tham mưu trưởng, tôi nói rằng bất kỳ cơ sở nào ở Iran cũng có thể bị đánh bại".
Trong khi đó, Mỹ tỏ ra lo ngại về ý định tấn công Iran của Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho rằng Israel có khả năng tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo vào khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 6.
Israel gần đây đã hủy bỏ cuộc tập trận tên lửa phòng thủ với Mỹ vào mùa xuân - một động thái mà các nhà quân sự cho là bằng chứng rằng Israel đang tập trung toàn lực chuẩn bị tấn công. Trước đó, ông Panetta đã giải thích trên truyền hình cuộc tấn công của Israel chắc chắn sẽ gây hậu quả đối với Mỹ, bởi "Mỹ có thể bị đổ lỗi là nguyên nhân gây ra cuộc tấn công đó".
Không nước nào, kể cả Israel, cho rằng tấn công Iran - với tất cả những hậu quả đã được lường trước - là một lựa chọn hay. Nhưng nếu các biện pháp trừng phạt không có hiệu quả, người Israel có thể xúc tiến lựa chọn duy nhất này.
Theo Báo Laodong
Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ mới đây cảnh báo Tehran đang muốn thực hiện các vụ tấn công bên trong nước Mỹ để đáp trả các biện pháp cấm vận.
Thời tiết lạnh giá tại đông và trung Âu khiến 50 người tử vong trong 5 ngày qua.
Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ không tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chống nước này. Ấn Độ là nước mới nhất trong loạt nước châu Á xác nhận không muốn theo Mỹ chống lại Iran trong vấn đề dầu mỏ.
Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.
Thay vì tiếp tục thực hiện đường lối tiếp cận cứng rắn với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ chuyển sang phương thức mới theo chiều hướng ôn hoà hơn nhằm từng bước thu hẹp bất đồng và nghi kỵ giữa hai miền.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 30-1, các nhà lãnh đạo EU đã thừa nhận để thoát khỏi khủng hoảng, thắt lưng buộc bụng là không đủ mà phải đầu tư để tăng trưởng, tránh suy thoái.