Lãnh đạo của 53 quốc gia tham gia Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân đã đi đến cam kết chung về tăng cường an ninh hạt nhân, ngăn chặn khủng bố hạt nhân và đảm bảo an toàn nguyên tử.

Hội nghị cũng nhất trí đưa những sửa đổi, bổ sung Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) trở nên có hiệu lực vào năm 2014.

Theo thông cáo được đưa ra trong hội nghị, các nhà lãnh đạo căn bản vẫn dựa vào “cam kết chính trị từ Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân năm 2010 tại Washington theo hướng tăng cường an ninh hạt nhân, giảm mối đe dọa khủng bố hạt nhân và ngăn chặn khủng bố, tội phạm hay những hành động trái phép nhằm sở hữu nguyên liệu hạt nhân”.

Khủng bố hạt nhân là một trong những mối đe dọa thách thức nhất đối với an ninh quốc tế. Thông cáo cũng cho rằng “việc chống lại mối đe dọa này đòi hỏi các biện pháp mang tính quốc gia và hợp tác quốc tế”.

Hội nghị cũng nhất trí rằng các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân sẽ không làm cản trở đến quyền phát triển và sử sụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình của các nước. Đồng thời hội nghị cũng tái khẳng định “mục tiêu chung là giải trừ vũ khí hạt nhân, không phát triển hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình”.

Kế hoạch hành động lần này cũng dựa trên hội nghị năm 2010 tại Washington. Theo đó, kế hoạch bao gồm việc bảo vệ vật liệu hạt nhân nguy hiểm như giàu uranium và plutonium, tăng cường bảo vệ các cơ sở hạt nhân, kết hợp giữa an ninh hạt nhân và an toàn hạt nhân và ngăn chặn buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh cho biết thành tích chính của hội nghị là các bước giảm làm giàu uranium và plutonium, chìa khóa để ngăn chặn khủng bố hạt nhân.

Ông cũng nhấn mạnh rằng các nước đã gửi kế hoạch của mình nhằm giảm làm giàu uranium vào cuối năm sau, các quốc gia cũng đồng ý cắt giảm lượng dự trữ. Tuy nhiên thông cáo không đề cập đến mục tiêu cắt giảm cụ thể.

Các nhà phân tích cho rằng tiến bộ của hội nghị lần này còn khiêm tốn do thông cáo của hội nghị năm nay không có cải tiến đáng kể so với cam kết trong Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân đầu tiên ở Washington vào năm 2010.

Ông Shin Chang-hoon, thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân không có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý trong việc cắt giảm nguyên liệu hạt nhân của các quốc gia. Nó phụ thuộc vào cam kết tự nguyện của các quốc gia tham dự tuân theo thông cáo”. Một điểm yếu nữa của thông cáo là không có cơ chế xác minh cam kết của mỗi quốc gia.

 

                                                               Theo Báo Tienphong

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục