(HBĐT) - Bất chấp căng thẳng đang gia tăng với Trung Quốc, từ ngày 16/4, hàng trăm binh sĩ Mỹ và Philippinessẽ bắt đầu cuộc tập trận chung trong gần hai tuần ở Biển Đông nhằm tăng cường liên minh quân sự trước những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines lên chiến hạm Gregorio Del Pilar

Đây là cuộc tập trận thường niên lần thứ 28 của hai quốc gia đồng minh chiến lược Mỹ - Philippines. Cuộc tập trận mang tên The Balikatan (Vai kề vai), với sự tham gia của 4.500 quân Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Theo kế hoạch, cuộc diễn tập năm nay được giới hạn ở các khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines, trong đó có nhóm đảo Palawan dài gần 600 km giáp với Biển Đông.

"Những cuộc thao dượt sẽ được thực hiện gần bờ biển của nhóm đảo Palawan và thuộc lãnh thổ của Philippines. Chắc chắn chúng tôi sẽ không tập trận quân sự ở những nơi có tranh chấp hoặc ở những vùng biển không phải của mình”, người phát ngôn quân đội Philippines, Thiếu tá Emmanuel Garcia, khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Garcia cũng cố gắng làm giảm mức độ căng thẳng mà cuộc tập trận có thể tạo ra bằng cách khẳng định mục đích tập trận không nhằm khiêu khích bất kỳ nước nào trong khu vực.

“Mục tiêu của chúng tôi không nhằm chống lại bất kỳ nước nào, mà chỉ cốt để bảo vệ an ninh hàng hải và các lợi ích của đất nước", Thiếu tá Garcia cho biết thêm.

Tuy nhiên, cuộc tập trận vẫn làm dấy lên quan ngại về nguy cơ sẽ xảy ra những nút thắt mới trong quan hệ vốn đã rất căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong những ngày gần đây, liên quan tới một vụ tranh chấp chủ quyền tại bãi đá ngầm mà Philippines gọi là Scarborough, còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.

Biển Đông dậy sóng

Trong tuần qua, tình hình tại Biển Đông trở nên ngột ngạt sau khi Philippines và Trung Quốc bất ngờ rơi vào tình trạng đối đầu quân sự tại bãi đá ngầm Scarboroug mà hai bên đều tuyên bố có chủ quyền.

Đây là bãi cạn hình móng ngựa không có người ở, nằm cách bờ biển gần nhất của Philippines 203 km.

Cuộc khủng hoảng xảy ra từ hôm 8/4, khi Philippines thông báo phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép gần bãi Scarboroug.

Tuy nhiên, khi Manila cử tàu chiến Đô đốc Gregorio del Pilar tới bắt giữ các ngư dân Trung Quốc thì bất ngờ có 2 tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện để ngăn cản hoạt động này.

Sau đó, phía Philippines đã cử thêm tàu tuần duyên thứ hai tới khu vực tranh chấp để đối trọng với các tàu hải giám của Trung Quốc, đồng thời nỗ lực duy trì liên lạc với Bắc Kinh qua kênh ngoại giao nhằm không để vụ việc trở nên nghiêm trọng.

Sau nhiều nỗ lực thương thuyết, tối 13/4, hai bên đã đồng ý chỉ để lại một tàu bảo vệ bờ biển của Philippines và một tàu hải giám của Trung Quốc tại vùng biển Scarborough. Còn lại toàn bộ 8 tàu đánh cá và 1 tàu hải giám của Trung Quốc, tàu chiến Đô đốc Gregorio del Pilar của Philippines lập tức được rút về nước.

Nhưng chỉ sau đó ít giờ, Ngoại trưởng Philippines cáo buộc Trung Quốc đã đưa ngay một tàu quay lại vùng biển tranh chấp và và quấy rối tàu Philippines.

“Một tàu hải giám Trung Quốc đã quay trở lại. Máy bay của nước này cũng bay sát tàu tuần duyên của Philippines đang hoạt động ở vùng biển Scarborough”, Ngoại trưởng Albert Del Rosario phát biểu tại cuộc họp báo cùng với Phó Đô đốc Alexander Pama.

Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cáo buộc Trung Quốc đưa tàu hải giám quay lại bãi đá ngầm Scarborough. 

Ông Del Rosario cho biết tàu Trung Quốc thậm chí còn sách nhiễu một tàu nghiên cứu khảo cổ học mang cờ Philippines chở 9 người Pháp. Tuy nhiên, ông Rosario không nói rõ địa điểm cũng như thời gian xảy ra vụ gây nhiễu.

Các cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc đã khơi lại mối lo ngại về xung đột Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và là nơi có các tranh chấp về chủ quyền.

Giới phân tích nghĩ gì?

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động gây hấn với nhiều tàu thuyền của các nước ở Biển Đông, đồng thời lớn tiếng tố cáo Mỹ tìm cách tăng cường hiện diện trở lại ở chấu Á – Thái Bình Dương thông qua các cuộc diễn tập quân sự và đưa binh sĩ đến đồn trú tại một số nước.

Hành động này của Bắc Kinh đã gây quan ngại cho nhiều nước trong khu vực, khiến giới chức Philippines không ít lần khẳng định Trung Quốc là một trong những mối "lo ngại an ninh hàng hải chính" của Manila. Chính phủ Philippines cũng thường xuyên cáo buộc các tàu thuyền Trung Quốc quấy nhiễu hoạt động của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Chính vì vậy, giới phân tích nhận định cuộc tập trận Mỹ - Philippines trong 2 tuần tới sẽ là thông điệp rõ ràng cho thấy Manila đang đẩy mạnh liên minh quân sự với Mỹ để tạo ra đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Cũng theo giới phân tích, không chỉ tập trận chung, Mỹ còn giúp Philippines tăng cường trang thiết bị quân sự phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Tàu Đô đốc Gregorio Del Pilar chính là chiến hạm lớp Hamilton trước đây của Mỹ và mới được giao cho hải quân Philippines từ tháng 8 năm ngoái. Theo kế hoạch, Manila sẽ nhận thêm một chiến hạm khác từ Washington trong năm nay.

 

                                                                         Theo Dantri

 

Các tin khác

Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên trước vụ phóng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Nhiều khả năng Triều Tiên phóng tên lửa ngày 12/4”

Báo Sankei của Nhật Bản đưa tin nhiều khả năng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa tầm xa vào ngày 12/4 nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Trung Quốc lại rúng động vì Bạc Hy Lai

Cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua có bước ngoặt kịch tính với việc cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị tước bỏ toàn bộ chức vụ trong khi người vợ bị bắt vì nghi ngờ giết người.

Nhật cảnh báo tàu bè về mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên

Ngày 10.4, lực lượng tuần duyên Nhật đã bắt đầu phát đi cảnh báo cho tàu bè trong khu vực về nguy cơ các mảnh vỡ trong vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên rơi xuống, theo AFP.

Ứng viên tổng thống Rick Santorum bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà Mỹ Rick Santorum hôm qua đã tuyên bố chấm dứt cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, mở đường cho cựu thống đốc Massachusetts Mitt Romney giành tấm vé ứng cử tổng thống để đối đầu với Barack Obama vào tháng 11 tới.

Kịch bản viễn cảnh bán đảo Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa

Tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của Bình Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.

Lùi để tiến

Khủng hoảng chính trị Syria kéo dài trong hơn một năm qua dường như đã lâm vào ngõ cụt khi giao tranh giữa lực lượng chính phủ với phe đối lập ngày càng quyết liệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục