Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar nhằm đáp lại những nỗ lực cải cách vượt bậc của chính phủ dân sự mới ở nước này. Trước đó, Australia và Nauy cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.

Kinh tế Myanmar sẽ có cơ hội khởi sắc sau khi được phương Tây dỡ bỏ cấm vận.

Bộ Tài chính Mỹ ngày 17/4 tuyên bố sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Myanmar nhằm cho phép các tổ chức phi chính phủ có thể hỗ trợ một số hoạt động nhân đạo, tôn giáo và giáo dục tại quốc gia Đông Nam Á này.

“Bộ Tài chính sẽ dỡ bỏ lệnh cấm trong một số lĩnh vực cụ thể nhằm tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân Myanmar về giáo dục, tôn giáophát triển phi thương mại”, Văn phòng Giám sát tài sản nước ngoài của bộ trên cho biết.

Cũng theo văn phòng trên, từ nay các nhà đầu tư Mỹ có thể triển khai các dự án nhân đạo như xây dựng trường học, cung cấp quần áo, lương thực, thuốc men và hỗ trợ thất nghiệp ở Myanmar. Ngoài ra, các công ty Mỹ cũng sẽ từng bước mở các hoạt động đầu tư và xuất khẩu dịch vụ tài chính sang Myanmar.

Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra tuyên bố tương tự.

“Các ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp tại Luxembourg (Bỉ) vào đầu tuần tới để thảo luận và ra quyết định cuối cùng về việc ngừng cấm vận kinh tế đối với Myanmar”, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Catherine Ashton cho biết.

Theo bà Ashton, EU đang rất tích cực hợp tác với Nay Pyi Daw nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách dân chủ và thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở quốc gia Đông Nam Á này. EU mong muốn sóm xây dựng quan hệ đối tác với Myanmar.

Trước đó một ngày, Australia và Nauy cũng thông báo nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với nhà nước dân chủ trẻ nhất thế giới. Theo đó, Canberra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh và tài chính đối với Tổng thống U Thein Sein, cùng hơn 200 cá nhân khác. Trong khi đó, Oslo dỡ bỏ cấm vận kinh tế, song vẫn duy trì cấm vận vũ khí và trang thiết bị quân sự đối với Nay Pyi Daw.

 

                                                                                 Theo Dantri

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục