Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đang “vi phạm liên tục” các lệnh cấm vận quốc tế khi quốc gia này tìm cách chuyển vũ khí qua Myanmar và Syria cũng như nhập khẩu hàng hóa xa xỉ.

Một tên lửa của CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AFP

Đó là nội dung công bố từ một báo cáo do các chuyên gia thuộc Ủy ban cấm vận của Liên Hiệp Quốc thực hiện.

Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo ngày 4-7 dẫn lời ủy ban này cho biết các lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc những năm 2006 và 2009 đã không thể ngăn cản Triều Tiên thực hiện các hoạt động buôn bán này.

Tuy nhiên, ủy ban cũng cho biết họ không nhận thông tin nào mới liên quan đến việc Bình Nhưỡng chuyển vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học hay tên lửa đạn đạo ra nước ngoài.

Bản báo cáo dài 74 trang này được nộp cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng trước, nhưng chỉ được công bố mới đây vì những phản đối từ phía Trung Quốc, có thể là điểm trung chuyển chính cho hàng hóa ra vào Triều Tiên.

Bản báo cáo còn dẫn một số trường hợp chuyển các thiết bị có liên quan tới vũ khí sang Myanmar và Syria bằng đường biển. Cụ thể là chuyến hàng tới Syria từ Trung Quốc bị chặn lại năm 2007. Trong danh sách hàng hóa bị cấm vận đến được Triều Tiên còn có xe hơi Mercedes, thuốc lá và rượu.

 

                                                                    Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đây là diễn biến diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một loạt tên lửa, súng phòng không và nhiều loại vũ khí khác ở biên giới với Syria.
Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.
Không có hình ảnh

Kết thúc Hội nghị Rio+20

Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 22-6, Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio+20) tại Ri-ô đề Gia-nây-rô của Bra-xin đã kết thúc, sau ba ngày họp. Hội nghị diễn ra căng thẳng và cuối cùng đã đạt được đồng thuận về văn bản chính trị có tên "Vì tương lai chúng ta mong muốn", dài 53 trang.

Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?

Các vụ tham nhũng đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc mới thành lập Văn phòng chống tham nhũng quốc gia.

Thái Lan, Iraq, Oman mua radar kiểm soát hỏa lực của Mỹ

Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ ngày 21.6 tuyên bố đã giành được hợp đồng trị giá 87,8 triệu USD bán các radar kiểm soát hỏa lực trên không APG-68(V)9 cho Thái Lan, Iraq và Oman để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 của ba nước này.

Putin bi quan về tranh cãi lá chắn tên lửa Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.

G20 lập kịch bản cho tăng trưởng toàn cầu

Ngày 19.6, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Mexico nhằm lên kế hoạch phối hợp hành động toàn cầu tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm để đối phó với hậu quả của khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.

Myanmar: Chú trọng tư nhân hóa và lương tối thiểu

Myanmar đặt mục tiêu tăng GDP tính trên đầu người lên gấp 3 lần trong vòng vài năm tới khi nước này chuẩn bị bước vào làn sóng cải cách thứ hai, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề tư nhân hóa và mức lương tối thiểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục