Các thành viên NATO đã cam kết chi hơn 1 tỷ USD để đảm bảo hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.

 

Ông Frank A. Rose, phó trợ lý bộ ngoại giao Mỹ, đã cho biết thông tin trên tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 về phòng thủ tên lửa diễn ra ở Paris, Pháp ngày 3/7.

“Các đồng minh NATO đã cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD cho hạ tầng thông tin, kiểm soát và điều khiển nhằm hỗ trợ phòng thủ tên lửa NATO”, ông Rose nói.

“Tại hội nghị Lisbon, người đứng đầu các quốc gia và chính phủ NATO cũng quyết định mở rộng chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều tầng của NATO (ALTBMD) để hoạt động như một mạng lưới thông tin, kiểm soát và điều khiển nhằm hỗ trợ khả năng mới này”, ông Rose cho biết thêm.

Nga và NATO đã nhất trí hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại hội nghị Lisbon tháng 11/2010. NATO cho rằng nên có 2 hệ thống độc lập để trao đổi thông tin, trong khi Nga nghiêng về phương án một hệ thống chung với khả năng tương tác toàn diện.

Nga đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này, khẳng định chúng có thể là một mối đe doạ an ninh.

Trong khi đó, Mỹ và NATO khẳng định lắ chắn nhằm bảo vệ các thành viên NATO khỏi các tên lửa từ Triều Tiên và Iran và không nhằm trực tiếp vào Nga.

Mátxcơva muốn nhận được sự đảm bảo pháp lý từ Washington rằng lá chắn tên lửa châu Âu không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Quân đội và các lãnh đạo chính trị Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng nếu các cuộc đàm phán về lá chắn tên lửa thất bại, Mátxcơva sẽ thực hiện một loạt các biện pháp, trong đó có việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại vùng Kaliningrad giáp giới Ba Lan.

 

                                                                  Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đây là diễn biến diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một loạt tên lửa, súng phòng không và nhiều loại vũ khí khác ở biên giới với Syria.
Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

Ai Cập thấp thỏm chờ kết quả bầu cử Tổng thống

Hôm nay, Ủy ban bầu cử Ai Cập sẽ chính thức thông báo kết quả cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên của nước này kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarrack bị lật đổ hồi tháng 2/2011.

Kết thúc Hội nghị Rio+20

Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 22-6, Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio+20) tại Ri-ô đề Gia-nây-rô của Bra-xin đã kết thúc, sau ba ngày họp. Hội nghị diễn ra căng thẳng và cuối cùng đã đạt được đồng thuận về văn bản chính trị có tên "Vì tương lai chúng ta mong muốn", dài 53 trang.

Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?

Các vụ tham nhũng đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc mới thành lập Văn phòng chống tham nhũng quốc gia.

Thái Lan, Iraq, Oman mua radar kiểm soát hỏa lực của Mỹ

Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ ngày 21.6 tuyên bố đã giành được hợp đồng trị giá 87,8 triệu USD bán các radar kiểm soát hỏa lực trên không APG-68(V)9 cho Thái Lan, Iraq và Oman để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 của ba nước này.

Putin bi quan về tranh cãi lá chắn tên lửa Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cho rằng cuộc tranh cãi về vấn đề phòng thủ tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ không được giải quyết bất chấp việc Tổng thống Barack Obama có tái đắc cử vào tháng 11 hay không.

G20 lập kịch bản cho tăng trưởng toàn cầu

Ngày 19.6, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Mexico nhằm lên kế hoạch phối hợp hành động toàn cầu tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm để đối phó với hậu quả của khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục