Giá lương thực cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước nghèo. Trong ảnh là một khu chợ tại Burkina Faso.

Giá lương thực cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước nghèo. Trong ảnh là một khu chợ tại Burkina Faso.

Hãng AFP ngày 31-7 đưa tin, 8 người đã thiệt mạng do xô xát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối giá sinh hoạt, trong đó có giá lương thực, tăng cao tại Sudan. Đây là vụ xô xát nghiêm trọng nhất trong hàng loạt vụ biểu tình phản đối giá cả leo thang hơn 6 tuần qua tại Sudan.

 

Nguy cơ mất mùa

Theo CNN, tại Indonesia, ngành sản xuất đậu phụ đang bị đe dọa sau khi giá đậu nành tăng mạnh. Ở Mexico, giá bắp cũng đang lên cao, trong khi tại Iran cũng xuất hiện những cuộc biểu tình vì giá thực phẩm tăng. Ngũ cốc tăng giá từ 30%-50% so với bảng giá chuẩn của loại lương thực này, đang khiến thế giới lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực như hồi 2007-2008.

Nguyên nhân chính khiến giá lương thực tăng cao xuất phát từ điều kiện thời tiết không thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mất mùa tại các quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu trên thế giới. Thời tiết khô hạn tại Mỹ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ngũ cốc tại nước này. Theo một khảo sát mới nhất của Reuters, sản lượng ngũ cốc trong vụ mùa 2012 tại Mỹ sẽ là 11,2 tỷ giạ, thấp nhất trong 6 năm qua. Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo giá lương thực có thể tăng 3,5% trong năm 2012 và 3%-4% trong năm 2013. Các nghiệp đoàn chăn nuôi của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo giá lương thực tăng sẽ kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng theo, gây ảnh hưởng đến đàn gia súc và gia cầm. Như vậy, việc cung cấp thịt ra thị trường sẽ bị tác động. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc giá lương thực tăng cao tại Mỹ còn được cho là do việc sản xuất ethanol từ ngũ cốc. Năm 2011, 40% sản lượng bắp được đưa vào sản xuất ethanol. Greg Page, giám đốc điều hành công ty mua bán ngũ cốc Cargill Inc, đã kêu gọi Chính phủ Mỹ tạm thời cắt giảm quota sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc.

Nga, nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ 3 thế giới, cũng đang phải đối mặt với khô hạn đe dọa sản lượng lương thực của nước này. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, nếu sản lượng năm ngoái vào khoảng 94 triệu tấn thì năm 2012, con số này dự báo từ 80-85 triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Kuban, Stavropol, Volgograd, Volga, Lipetsk… đang gặp nắng nóng gay gắt. Chính vì vậy, số ngũ cốc xuất khẩu của Nga năm nay dự kiến chỉ 18-20 triệu tấn. Con số này năm ngoái là 26 triệu tấn. Ivan Tchakarov, chuyên gia kinh tế người Nga, nhận định giá lương thực tăng sẽ đẩy lạm phát của Nga lên mức 6,5%.

Nhập khẩu điêu đứng

Các nước nhập khẩu lương thực, những quốc gia nghèo bị ảnh hưởng trực tiếp từ giá lương thực tăng cao. Lo sợ vì giá ngũ cốc sẽ còn đẩy lên nữa trong thời gian tới, Morocco, Jordan, Iraq, Hàn Quốc… cuối tuần qua đã đổ xô mua hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong 2 tháng tới. Năm nay, một số quốc gia nhập khẩu ít hơn so với năm ngoái do vụ mùa trong nước bội thu, như Ai Cập với số lượng nhập thấp hơn 20% so với năm 2011. Tuy nhiên, đa phần các quốc gia đều không được may mắn như vậy. Sản lượng lương thực của Morocco năm 2012 dự báo thấp nhất trong 5 năm qua do khô hạn. Hơn nữa, việc đồng USD tăng giá đang gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu khi phải trả thêm nhiều tiền hơn cho lương thực.

Trước tình hình khó khăn trên, một số các quốc gia, tổ chức trên thế giới đã cam kết và đưa ra các biện pháp để hỗ trợ nông dân đang gặp khó khăn trong canh tác. Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Sharad Pawar cho biết 306/620 quận, huyện của Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng dài từ tháng 6 vừa qua. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ tiền và nhiều ưu đãi cho hàng chục triệu nông dân bị ảnh hưởng bởi nắng nóng này. Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim ngày 31-7 cũng cho biết, WB đã hoạch định một số chương trình đề giúp đỡ các nước nghèo nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn như tư vấn, khuyến nông cho vay vốn nhanh…

 

                                                                               Theo SGGP

 

Các tin khác

Mô phỏng hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ tại Châu Âu.
Người dân Indonesia luôn phải sống trong nỗi lo về động đất.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và người đồng cấp Indonesia đã có cuộc họp song phương vào ngày hôm qua 25/7 tại Hà Nội.
Tên lửa Iran

Tổng thống Obama cảnh báo Syria về vũ khí hóa học

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng chính phủ của ông sẽ phải chịu trách nhiệm nếu sử dụng vũ khí hóa học, trong bối cảnh bạo lực tiếp tục leo thang ở Syria.

TNS John McCain: “Trung Quốc khiêu khích không cần thiết ở biển Đông”

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 24-7 ra tuyên bố cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc ở biển Đông là "khiêu khích không cần thiết".

Kêu gọi người dân đoàn kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ

(HBĐT)- Phát biểu trong thông điệp liên bang lần thứ ba hôm 23.7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi người dân Philippines đoàn kết cùng với các nỗ lực của chính phủ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình.

ASEAN công bố “nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông”

Ngoại trưởng các nước ASEAN đã đạt được một Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, tạo cơ sở để đảm bảo các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong hành xử ở Biển Đông.

Lãnh đạo Triều Tiên và những tín hiệu cải cách

Những cuộc thay tướng vừa qua dường như là dấu hiệu mở đầu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang củng cố kiểm soát đối với quân đội và chuẩn bị thử nghiệm các cải cách kinh tế, nông nghiệp.

Syria bên bờ vực nội chiến

Một cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra ngày 15-7, tại thủ đô Damascus, Syria, khiến hơn 50 người thiệt mạng. Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cảnh báo, bạo lực tại Syria ngang với cuộc nội chiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục