Niềm vui của các chuyên gia NASA.
Ngày 6.8, robot thám hiểm Curiosity (ảnh) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đáp xuống sao Hỏa thành công để bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên hành tinh đỏ trong 2 năm tới.
“7 phút kinh hoàng”
Các kỹ sư và các nhà khoa học NASA tham gia dự án Curiosity suốt 10 năm qua đã hò reo vui sướng sau khi nhận được tín hiệu tiếp đất thành công. Vụ hạ cánh xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa sau hành trình 570 triệu kilômét từ Trái đất được mô tả như “7 phút kinh hoàng”, khi robot thám hiểm sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ cao và được tự động hãm dần tốc độ từ mức 20.000km/h để bánh của nó có thể tiếp đất từ từ. Nhóm chuyên gia NASA còn phải chờ đợi thêm 13 phút căng thẳng sau đó mới nhận được tín hiệu khẳng định Curiosity đã tiếp đất ngoạn mục và giữ ổn định ở vị trí hạ cánh.
Với trọng lượng 1 tấn gồm 6 bánh xe và chạy bằng năng lượng hạt nhân, robot Curiosity đã đáp xuống đúng địa điểm như kế hoạch ở gần chân một ngọn núi trên miệng núi lửa Gale thuộc bán cầu nam của sao Hỏa. Curiosity cũng đã gửi về các hình ảnh có độ phân giải thấp đầu tiên, cho thấy bánh xe và cái bóng của chính nó, do được chụp từ các ống kính bị bụi bao phủ. Hình ảnh màu về khu vực xung quanh Curiosity sẽ được gửi về trong vài ngày tới.
Dự án 2,5 tỉ USD
Dự án Curiosity trị giá 2,5 tỉ USD - với tên gọi chính thức là phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa - là sứ mệnh sinh học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ sau các tàu thăm dò Viking hồi những năm 1970. Trước khi chính thức bắt đầu sứ mệnh 2 năm khám phá bề mặt sao Hỏa, NASA đã dành ra vài tuần để kiểm tra toàn diện kỹ thuật robot Curiosity cùng các thiết bị tinh xảo của nó, vốn được mệnh danh như phòng thí nghiệm khoa học di động đầy đủ.
Curiosity sẽ thám hiểm ngọn núi trung tâm cao hơn 5km trong núi lửa Gale trên sao Hỏa. Nó sẽ trèo lên cao và trong quá trình vận hành, sẽ nghiên cứu chất liệu các tảng đá đã có mặt trên hành tinh này hàng tỉ năm trước vào thời điểm nó vẫn còn có nước. Thiết bị cũng sẽ tìm kiếm những bằng chứng rằng môi trường trên sao Hỏa từng thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn.
Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA Doug McCuistion nói, nhiệm vụ này “mang tính sống còn” để khẳng định sự sống không là duy nhất trên Trái đất, để tìm hiểu cách sao Hỏa đã thay đổi từ một hành tinh ướt sang khô và liệu con người có thể tiếp cận sao Hỏa cho các nhiệm vụ tương lai. “Nếu chúng tôi thành công, đây sẽ là một trong những thắng lợi lớn nhất trong việc khám phá vũ trụ” - McCuistion nói. Ban đầu, robot thám hiểm Curiosity được tài trợ cho hoạt động trong vòng 2 năm, song nhiều chuyên gia kỳ vọng sứ mệnh này có thể sẽ được kéo dài trong 1 thập kỷ hoặc hơn thế.
Theo Báo Laodong
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa hiện đang thăm Việt Nam lần thứ hai trong vòng một tuần qua để thảo luận về hợp tác song phương và vấn đề Biển Đông.
Chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad có những người bạn trong khu vực sẵn sàng “tấn công” trong trường hợp có bất cứ sự can thiệp nào vào Syria, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran khẳng định.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng chính phủ của ông sẽ phải chịu trách nhiệm nếu sử dụng vũ khí hóa học, trong bối cảnh bạo lực tiếp tục leo thang ở Syria.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 24-7 ra tuyên bố cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc ở biển Đông là "khiêu khích không cần thiết".
(HBĐT)- Phát biểu trong thông điệp liên bang lần thứ ba hôm 23.7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi người dân Philippines đoàn kết cùng với các nỗ lực của chính phủ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã đạt được một Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, tạo cơ sở để đảm bảo các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong hành xử ở Biển Đông.