Hôm nay, 16/10, cựu lãnh đạo người Serbia Bosnia Radovan Karadzic sẽ bắt đầu tự bào chữa tại một tòa án tội phạm chiến tranh ở The Hague.
Ông Karadzic sẽ bảo vệ mình chống lại 10 tội diệt chủng, các tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người trong cuộc chiến tranh những năm 1990.
Ông đã bác bỏ các cáo buộc, trong đó có cáo buộc liên quan đến một vụ thảm sát do quân đội Serbia Bosnia thực hiện tại Srebrenica vào tháng 7/1995.
Năm 2008, ông Karadzic đã bị cảnh sát bắt giữ trên một chiếc xe buýt ở Sarajevo sau khi ông đã lẩn trốn được gần 13 năm.
Ông Karadzic, 67 tuổi, đã phải hầu tòa tại Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ hồi tháng 10/2009.
Cáo buộc diệt chủng duy nhất chống lại ông liên quan đến cái chết của hơn 7.000 đàn ông và trẻ em người Bosniak (Bosnia Hồi giáo) ở Srebrenica năm 1995. Đó là hành động tàn ác nhất ở châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II.
Ông cũng bị truy tố về cuộc vây hãm Sarajevo kéo dài 44 tháng khiến hơn 12.000 thường dân thiệt mạng.
Tại buổi điều trần hôm nay, ông Karadzic dự kiến sẽ có một tuyên bố cá nhân dài. Ông cũng dự kiến sẽ được thẩm vấn về trận pháo kích vào mộ khu chợ ở Sarajevo hồi tháng 8/1995.
Cựu chỉ huy quân đội Serbia Bosnia Ratko Mladic cũng sẽ được đưa ra xét xử tại The Hague.
Theo HaNoiMoi
Lo ngại những căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước có thể ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương, thủ tướng Nhật Noda ngày 10/10 đã kêu gọi phía Trung Quốc nối lại đối thoại để hạ nhiệt tình hình.
Hôm nay, quân đội Philippines bắt đầu tập trận đổ bộ cùng lực lượng gồm nhiều tàu chiến Mỹ, trong khi Trung Quốc cũng vừa có hành động tương tự.
Iran cáo buộc phương Tây cố tình đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để buộc nước này phải tử bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhà nước Hồi giáo cũng cho rằng việc phương Tây xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là một sai lầm chiến lược.
Các trận pháo kích qua biên giới và sự trả đũa lẫn nhau trong tuần ngày giữa hai nước láng giềng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có bùng nổ chiến tranh tổng lực giữa hai nước này hay không?
Tàu hải giám Trung Quốc hôm nay 2/10 đã trở lại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông, một tuần sau khi các tàu này rời khu vực và vài ngày sau cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Trung-Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tờ Times of India của Ấn Độ hôm nay (2-10) đưa tin quân đội nước này cuối cùng cũng có thể ngẩng cao đầu trước Trung Quốc khi đã được trang bị nhiều tàu cao tốc hiện đại QRT (phản ứng nhanh) để tuần tra hồ Pangong.