Tờ Bangkok Post dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Thái Lan tại Hội nghị hẹp không chính thức giữa ASEAN-Trung Quốc cho biết có thể phải mất 2 năm nữa mới có bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.

Thái Lan: 2 năm nữa mới có thể có COC giữa ASEAN-Trung Quốc

Từ 28-29/10/2012 Hội nghị hẹp không chính thức Quan chức Cấp cao ASEAN – Trung Quốc đã diễn ra tại Pattaya, Thái Lan. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị lần này. 

Tại Hội nghị, hai bên đã bàn các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ ASEAN – Trung Quốc và trao đổi về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Campuchia cuối tháng 11/2012.

 

Về tranh chấp trên Biển Đông, giới chức hai bên đã cam kết đối thoại hòa bình và hiệu quả và sớm khởi động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

 

Tại hội nghị ở Thái Lan, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ASEAN-Trung Quốc nhất trí sẽ ra Tuyên bố chung Kỷ niệm 10 năm DOC nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN và Trung Quốc vào tháng 11/2012 nhằm tăng cường hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, đây là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN, Trung Quốc và khu vực, các bên cần sớm khởi động đàm phán về COC trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm để bảo đảm COC trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả hơn hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tếUNCLOS 1982, trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.
 
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông  Sihasak Phuangketkeow, Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, trưởng đoàn đàm phán nước chủ nhà cho biết, tất cả các bên đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, đó là nhất trí tìm cách đảm bảo thực thi kiềm chế và tránh những sự cố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ chung giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận các quan chức tham gia hội nghị không thể thảo luận thực sự về chi tiết của những quy định mang tính ràng buộc được dự kiến.

 

Ông Phuangketkeow cho rằng có lẽ phải mất thêm hai năm nữa mới có bộ quy tắc COC.

Chuyên viên về Việt Nam Carl Thayer cho rằng Trung Quốc rất khó quyết định về bộ quy tắc cho tới khi nào chuyện bàn giao quyền lãnh đạo hoàn tất vào năm tới. Ông Thayer nói vào thời điểm này, rất khó để đưa ra quyết định ở tầm vóc lớn như thế. Lãnh đạo Trung Quốc không muốn thỏa hiệp vì như vậy có thể bị nhiều người xem là yếu.

 

 

                                                                       Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Tâm chấn (ô vuông xanh)  nằm ngoài khơi bờ biển tây Canada.
Không có hình ảnh
Mỹ đã điều động một lực lượng quân sự khổng lồ đến vùng Vịnh. Ảnh: AP

Tổng thư ký LHQ: Tên lửa Triều Tiên "bắn tới Mỹ": đáng báo động

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cảnh báo việc CHDCND Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa tới Mỹ là tín hiệu “đáng báo động” và có thể khiến căng thẳng trong khu vực tăng cao.

Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ chặn máy bay Syria

Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 10/10 đã buộc một máy bay chở khách Syria bay từ Mátxcơva hạ cánh xuống Ankara vì nghi ngờ máy bay này chở vũ khí. Được biết các thiết bị liên lạc quân sự trên máy bay đã bị tịch thu.

Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc trở lại bàn đàm phán

Lo ngại những căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước có thể ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương, thủ tướng Nhật Noda ngày 10/10 đã kêu gọi phía Trung Quốc nối lại đối thoại để hạ nhiệt tình hình.

Dồn dập tập trận đổ bộ

Hôm nay, quân đội Philippines bắt đầu tập trận đổ bộ cùng lực lượng gồm nhiều tàu chiến Mỹ, trong khi Trung Quốc cũng vừa có hành động tương tự.

Iran cáo buộc phương Tây đẩy mạnh chiến tranh tâm lý

Iran cáo buộc phương Tây cố tình đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để buộc nước này phải tử bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhà nước Hồi giáo cũng cho rằng việc phương Tây xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là một sai lầm chiến lược.

Liệu có xảy ra xung đột giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ?

Các trận pháo kích qua biên giới và sự trả đũa lẫn nhau trong tuần ngày giữa hai nước láng giềng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có bùng nổ chiến tranh tổng lực giữa hai nước này hay không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục