Kế hoạch giải tán Hạ viện vào cuối năm của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền, khiến ông phải đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.

Thủ tướng Nhật Bản đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.

Thủ tướng Nhật Bản đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.

Trong động thái mới nhất, Tổng thư ký DPJ Azuma Koshiishi đã chuyển tới Thủ tướng Noda quyết định phản đối mạnh mẽ của Ban cán sự đảng chống lại ý định giải tán Hạ viện của ông.

Trong văn bản phản đối này, các nghị sĩ cho rằng DPJ sẽ không thể giữ được chính quyền nếu tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm nay.

"DPJ sẽ không thể duy trì được thế đa số tại Hạ viện nếu như cuộc tổng tuyển cử được tiến hành vào cuối năm. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chọn người khác thay thế Thủ tướng Noda", Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Yoshikatsu Nakayama nói.

Ông Nakayama cũng kêu gọi Thủ tướng Noda từ chức nếu kiên quyết giải tán Hạ viện trước thời hạn, động thái mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sẽ được tiến hành ngay sau đó.

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy DPJ có thể thất bại trong cuộc tổng tuyển cử nếu được tiến hành vào thời điểm này. Theo các kết quả thăm dò mới nhất do hãng Kyodo và báo Asahi tiến hành, tỷ lệ ủng hộ nội các của ông Noda đang ở dưới ngưỡng nguy hiểm 20%.

Vì vậy, việc ông Noda mạo hiểm cho giải tán Hạ viện sớm đã thổi bùng một cuộc tranh cãi chính trị gay gắt tại Nhật Bản.

Cựu Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Michihiko Kano cho biết nhiều thành viên ban lãnh đạo DPJ “không muốn tạo ra khoảng trống chính trị” trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức, từ tình hình kinh tế suy giảm đến tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc.

Bộ trưởng phụ trách an toàn công cộng quốc gia Tadamasa Kodaira cũng cho rằng DPJ "có nhiều việc phải làm trước khi giải tán Hạ viện”, ám chỉ việc chính phủ phải cố gắng phục hồi kinh tế sau khi GDP của Nhật Bản bất ngờ đảo chiều giảm mạnh trong quý III năm nay.

Tuy nhiên, Chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura lại tỏ ra ủng hộ ông Noda trong quyết định này.

“Các bộ trưởng cần tránh đưa ra những phát ngôn thiếu thận trọng về thời gian giải tán Hạ viện, vì theo hiến định, quyền quyết định cuối cùng thuộc về thủ tướng”, Fujimura nói.

Trước đó, Thủ tướng Noda tuyên bố sẽ giải tán Hạ viện vào ngày 22/11 và tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 16/12 để tránh nguy cơ nội các hiện nay phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo đề xuất của phe đối lập. Ông Noda lo ngại nếu không vượt qua cuộc bỏ phiếu này, nội các hiện nay của ông sẽ buộc phải từ chức và không thông qua được luật tăng gấp đôi thuế tiêu dùng lên mức 10%.

Những tranh cãi này nảy sinh trong bối cảnh nội các của Thủ tướng Noda đang vấp phải sự phản đối gay gắt của phe đối lập và ngay từ chính các thành viên đảng DPJ cầm quyền. Phe đối lập cáo buộc nội các hiện nay thiếu năng lực điều hành kinh tế và không giải quyết dứt điểm được các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc và Hàn Quốc. 

 

                                                                         Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Singapore đang khẩn trương thi công cảng khí hóa lỏng đa năng đầu tiên trên thế giới - Ảnh: SLNG
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tàu Hải giám Trung Quốc tiến sát nhóm đảo Senkaku bất chấp nỗ lực ngăn cản từ Cảnh sát biển Nhật Bản.

Trung Quốc chuẩn bị chuyển giao quyền lực

Bắc Kinh tăng cường an ninh trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 khai mạc tại Bắc Kinh hôm 1-11. Khoảng 500 đại biểu đã tham dự phiên họp dự kiến kéo dài 4 ngày này.

Giải mã những điều kỳ cục nhất bầu cử Tổng thống Mỹ

Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ luôn rơi vào ngày thứ ba? Vì sao “Ngài tổng thống” lại là chức danh trọn đời? Hay vì sao Obama lại thường giơ ngón cái trong các buổi tranh luận tổng thống?

Lá chắn tên lửa Mỹ - Hàn “không tương thích”

Giới chức quân sự Hàn Quốc nhận định nước này chỉ hợp tác có giới hạn với Mỹ về lá chắn tên lửa vì hệ thống hai bên “cơ bản là khác nhau”.

Xung đột ở Myanmar làm 84 người thiệt mạng

Số nạn nhân thiệt mạng vì xung đột ở miền tây Myanmar từ ngày 21-10 đến nay đã lên tới 84 người, ít nhất 22.500 người mất nhà cửa.

Thái Lan: 2 năm nữa mới có thể có COC giữa ASEAN-Trung Quốc

Tờ Bangkok Post dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Thái Lan tại Hội nghị hẹp không chính thức giữa ASEAN-Trung Quốc cho biết có thể phải mất 2 năm nữa mới có bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.

Động đất 7,7 richter gây sóng thần ở Thái Bình Dương

Một trận động đất mạnh 7,7 richter đã làm rung chuyển quần đảo Queen Charlotte ở ngoài khơi bờ biển tây Canada vào cuối ngày thứ bảy (giờ địa phương), gây ra sóng thần có khả năng tàn phá lớn ở Thái Bình Dương. Sóng thần hiện đang hướng tới bang Hawaii, Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục