Nguồn tin ngoại giao cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ yêu cầu NATO bố trí trên lửa Patriot trên lãnh thổ của mình để đối phó căng thẳng gia tăng ở biên giới với Syria. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố ngừng ủng hộ một nhóm đối lập lớn ở Syria.
Báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã “làm việc chặt chẽ” với các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) về kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với diễn biến cẳng thẳng tại Syria.
Kế hoạch này bao gồm việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà ngoại giao cũng nhắc lại rằng ở Ankara đã bố trí hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của NATO để kịp thời phát hiện các đòn tấn công tên lửa từ Syria
Theo hãng tin Interfax của Nga, từ trước tới nay Ankara đã có hai lần đề nghị NATO triển khai hệ thống Patriot trên lãnh thổ của mình. Cả hai lần đều tiên quan đến cuộc chiến tranh tại Iraq, lần lượt vào những năm 1990s và 2000s. Ở cả hai trường hợp này, các tên lửa Patriot đều được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ từ Hà Lan.
Mỹ ngừng ủng hộ nhóm đối lập lớn ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra yêu cầu trên chỉ vài ngày sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ủng hộ Hội đồng Dân tộc Syria (SNC), một nhóm đối lập lớn ở Syria với lý do nhóm đối lập này
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói SNC không còn được coi là lực lượng lãnh đạo phe đối lập chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Bà cho biết chính phủ của Tổng thống Barack Obama không còn tin SNC có thể làm tròn vai trò “dẫn dắt” ở Syria, cũng như có đủ khả năng tập hợp các tiếng nói khác nhau trong “một cuộc cách mạng chính đáng”.
“SNC không còn được coi là lực lượng lãnh đạo hàng đầu của phe đối lập. Họ có thể là một phần của phe đối lập rộng lớn hơn. Phe đối lập đó phải bao gồm những người từ bên trong Syria và những người khác có tiếng nói chính đáng cần được các bên lắng nghe”, nhà ngoại giao kỳ cựu tuyên bố trong chuyến thăm Croatia tuần trước.
Washington ngày càng thất vọng khi SNC không chịu hợp tác với các phái đối lập khác ở Syria. Ngay bản thân trong nội bộ lực lượng này cũng thường xuyên diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực, khiến SNC không có đủ khả năng tập hợp các thành phần khác nhau, đặc biệt là các sắc tộc thiểu số Alawite và người Kurd.
“Washington hy vọng sẽ được nhìn thấy các gương mặt lãnh đạo xuất sắc mới của phe nổi dậy ở Syria, sau khi kết thúc hội nghị ở Doha quy tụ những người chống ông Assad trong tuần tới”, bà Hillary nói với các phóng viên khi có mặt tại thủ đô Zagreb của Croatia.
Bà cho biết Washington vẫn coi trọng nỗ lực trung gian của đặc sứ quốc tế Lakhdar Brahimi, nhưng nước Mỹ không mấy tin tưởng về một đà chuyển tiếp chính trị theo con đường này khi mà Nga và Trung Quốc đã ba lần phủ quyết các nghị quyết về Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Phe nổi dậy Syria chiếm trị trấn trọng yếu
Trong tuyên bố mới nhất, một lực lượng đối lập khác ở Syria là Quân đội Syria Tự do (SFA) tuyên bố đã chiếm giữ được thị trấn chiến lược Saraqeb ở miền Bắc, chỉ một ngày sau khi lực lượng này bất ngờ tấn công 3 chốt an ninh khiến 28 binh sĩ chính phủ thiệt mạng.
Thị trấn Saraqeb có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch trấn áp của quân chính phủ nhằm vào các tay súng đối lập ở Aleppo, thành phố lớn nhất Syria án ngữ trên tuyến đường cao tốc huyết mạch Bắc – Nam. Đây là nơi xảy ra các vụ giao tranh khốc liệt trong thế giằng co giữa quân đội chính phủ và các tay súng đối lập trong nhiều tháng qua.
“Lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đã hoàn toàn rút khỏi thị trấn Saraqeb, giao điểm của các xa lộ từ Aleppo đến Damascus và bờ biển Địa Trung Hải”, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết.
Việc quân nổi dậy chiếm giữ Saraqeb sẽ gây khó khăn rất lớn cho lực lượng chính phủ trong việc đưa quân tiếp viện và xe bọc thép tới các địa điểm phòng thủ ở Aleppo.
Cùng lúc, trên mạng xã hội Youtube lưu truyền một đoạn băng video ghi cảnh các tay súng nổi dậy hành quyết hàng chục binh sĩ chính phủ. Vụ hành quyết này được cho diễn ra sau khi các binh lính đầu hàng.
Tính xác thực của đoạn băng chưa được kiểm chứng, nhưng đã khơi dậy sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.
“Rất có thể đoạn video trên là bằng chứng của những tội ác chiến tranh và sẽ được sử dụng để đem thủ phạm ra xét xử”, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền LHQ Navi Pillay trả lời báo giới tại Geneva, Thụy Sĩ.
Nhiều tổ chức nhân quyền khác, trong đó có tổ chức Ân xá quốc tế, cũng lên tiếng chỉ trích.
Trong phản ứng mới nhất, SNC kêu gọi phe nổi dậy chịu trách nhiệm về vụ hành quyết trên.
“Chúng tôi kêu gọi FSA và các phong trào cách mạng khác chịu trách nhiệm về vụ việc này và bắt giữ tất cả những người có liên quan”, người đứng đầu Ủy ban Nhân quyền của SNC, Radif Mustafa, trả lời báo giới qua điện thoại.
Theo Dantri
Số nạn nhân thiệt mạng vì xung đột ở miền tây Myanmar từ ngày 21-10 đến nay đã lên tới 84 người, ít nhất 22.500 người mất nhà cửa.
Tờ Bangkok Post dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Thái Lan tại Hội nghị hẹp không chính thức giữa ASEAN-Trung Quốc cho biết có thể phải mất 2 năm nữa mới có bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.
Một trận động đất mạnh 7,7 richter đã làm rung chuyển quần đảo Queen Charlotte ở ngoài khơi bờ biển tây Canada vào cuối ngày thứ bảy (giờ địa phương), gây ra sóng thần có khả năng tàn phá lớn ở Thái Bình Dương. Sóng thần hiện đang hướng tới bang Hawaii, Mỹ.
Hôm nay, 16/10, cựu lãnh đạo người Serbia Bosnia Radovan Karadzic sẽ bắt đầu tự bào chữa tại một tòa án tội phạm chiến tranh ở The Hague.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học năm nay thuộc về hai giáo sư Mỹ là Alvin E. Roth, Đại học Harvard, và Lloyd S. Shapley, Đại học California.
Cuộc tấn công sẽ diễn ra với sự tham gia của các loại máy bay ném bom cùng sự trợ giúp của máy bay không người lái