Chưa đầy một ngày sau khi báo chí đưa tin về đơn xin tách khỏi nước Mỹ của bang Texas với 25.000 chữ ký đảm bảo sự phản hồi chính thức từ Nhà Trắng, số chữ ký đột ngột tăng gần gấp 3 lên tới 72.861 trong vòng 24 giờ.

Ông Obama rơi lệ khi phát biểu cảm ơn nhân viên sau khi thắng cử
 
Đơn kiến nghị của “Ngôi sao cô đơn” (biệt danh của bang Texas) được công bố trên trang web chính thức của Nhà Trắng hôm 9-11 nhưng đây không phải bang đầu tiên đề nghị được tách khỏi liên bang. Yêu cầu tương tự đến từ miền đất giàu dầu mỏ Alamo được công bố chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Obama tuyên bố tái đắc cứ. Bang Louisiana còn nhanh chân hơn nhiều, họ gửi kiến nghị đầu tiên, chỉ vài giờ sau cuộc bầu cử hôm 6-11. Đến cuối tuần qua, bang Texas và khoảng 20 bang khác đã có kiến nghị tách khỏi liên bang nhưng “Ngôi sao cô đơn” là bang đầu tiên vượt qua số chữ ký 25.000.
Bang Texas với hình ảnh những chàng cao bồi đặc trưng, có diện tích lớn thứ hai và dân số đông thứ ba của Mỹ. Bang có biệt danh là "Ngôi sao cô đơn", xuất phát từ lá cờ của bang, với ngôi sao 5 cánh màu trắng độc nhất trên nền xanh cùng hai sọc ngang - một trắng một đỏ.
 
Trong cuộc bầu cử hôm 6-11, ông Romney giành được nhiều hơn Tổng thống Obama 15% số phiếu tại bang này.

Nhà Trắng cam kết nếu các đơn kiến nghị đáp ứng đủ số chữ ký thì Chính quyền sẽ trả lời. Điều kiện để nhận được phản hồi từ Nhà Trắng là đảm bảo thu thập đủ 25.000 chữ ký trong vòng 30 ngày.

Như vậy, theo quy định của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ hoặc một thành viên trong chính quyền của ông sẽ phải giải quyết vấn đề số chữ ký áp đảo yêu cầu từ Texas nhằm “tách khỏi nước Mỹ một cách hòa bình và lập chính phủ riêng”. Tiếp đó, chính phủ phải đưa ra phản hồi với “Ngôi sao cô đơn”.
 
Bình luận trên tờ Dallas Morning News hôm 13-11, một đại diện của Nhà Trắng cho hay “mỗi đơn kiến nghị đáp ứng được yêu cầu đều sẽ nhận được phản hồi”.

Cho đến chiều hôm 13-11, bang Florida chỉ còn thiếu 3.000 chữ ký nữa là đạt tới mức nhận được phản hồi.

Đây cũng không phải lần đầu nước Mỹ xảy ra hiện tượng các bang đòi ly khai. Tình trạng này từng xảy ra sau khi Tổng thống Abraham Lincoln thắng cử vào năm 1860 và theo sau đó là cuộc nội chiến lịch sử của nước Mỹ vào năm 1861.

Một kiến nghị khác yêu cầu Tổng thống Obama “tước bỏ quyền công dân đối với những người ký đơn kiến nghị tách khỏi liên bang và lưu vong họ” cho tới nay cũng thu thập được 1.754 chữ ký.
 
 
                                                                  Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Singapore đang khẩn trương thi công cảng khí hóa lỏng đa năng đầu tiên trên thế giới - Ảnh: SLNG
Không có hình ảnh

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu NATO bố trí tên lửa đối phó với Syria

Nguồn tin ngoại giao cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ yêu cầu NATO bố trí trên lửa Patriot trên lãnh thổ của mình để đối phó căng thẳng gia tăng ở biên giới với Syria. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố ngừng ủng hộ một nhóm đối lập lớn ở Syria.

Tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Những chiêu thức mới

Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản lại trở nên căng thẳng sau khi Seoul bắt đầu dùng tên mới với 2 đỉnh núi thuộc quần đảo Dokdo/Takeshima đang có tranh chấp với Nhật Bản trong các bản đồ, sách giáo khoa và các cổng thông tin điện tử kể từ ngày 29/10.

Trung Quốc chuẩn bị chuyển giao quyền lực

Bắc Kinh tăng cường an ninh trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 khai mạc tại Bắc Kinh hôm 1-11. Khoảng 500 đại biểu đã tham dự phiên họp dự kiến kéo dài 4 ngày này.

Giải mã những điều kỳ cục nhất bầu cử Tổng thống Mỹ

Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ luôn rơi vào ngày thứ ba? Vì sao “Ngài tổng thống” lại là chức danh trọn đời? Hay vì sao Obama lại thường giơ ngón cái trong các buổi tranh luận tổng thống?

Lá chắn tên lửa Mỹ - Hàn “không tương thích”

Giới chức quân sự Hàn Quốc nhận định nước này chỉ hợp tác có giới hạn với Mỹ về lá chắn tên lửa vì hệ thống hai bên “cơ bản là khác nhau”.

Xung đột ở Myanmar làm 84 người thiệt mạng

Số nạn nhân thiệt mạng vì xung đột ở miền tây Myanmar từ ngày 21-10 đến nay đã lên tới 84 người, ít nhất 22.500 người mất nhà cửa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục