Vấn đề của Viện Công nghệ châu Á (AIT) không còn là chuyện giữa học viên với ban điều hành viện mà đã trở thành chuyện giữa các nước thành viên trong Hội đồng quản trị (gồm 9 nước thành viên đã ký kết) với nước chủ nhà Thái Lan. Đây cũng là vấn đề mà quốc hội nước này quan tâm.
Tuần qua, đại diện của lãnh đạo AIT đã phải ra trước Ủy ban Đối ngoại của quốc hội để tham gia buổi điều trần, báo cáo những vấn đề liên quan đến viện này. Lãnh đạo AIT cho biết vấn đề vướng mắc hiện nay chính là Hội đồng quản trị mới AIT chưa được Thái Lan công nhận, điều này đồng nghĩa với việc văn bằng tốt nghiệp của học viên sẽ không có tính chính danh. Quốc hội Thái Lan cho rằng cần phải có thời gian để quốc hội xem xét thông qua việc phê chuẩn hiến chương (qua đó Hội đồng quản trị mới của AIT được thành lập theo mô hình tổ chức liên chính phủ). Nhưng trước hết chính phủ phải đệ trình hiến chương này.
|
Giới chức Thái Lan đề nghị AIT quay trở lại với ban quản trị cũ (gồm 8 nước thành viên được Thái Lan công nhận từ 1967) trong khi chờ quốc hội thông qua hiến chương mới. Học viên, giảng viên AIT cũng đồng tình với quan điểm cho rằng AIT cấp thiết triệu tập Hội đồng quản trị cũ để quyết định vận mệnh của mình. Bà Kanchana Kanchanasut, giảng viên trường kỹ thuật - công nghệ, một trong 3 trường thành viên của AIT, cho rằng AIT đang trong tình trạng “vô chính phủ”. Song khi đề cập đến việc triệu tập hội đồng quản trị cũ, lại xuất hiện vấn đề khác: Ai là người có chính danh để triệu tập? Ông chủ tịch Hội đồng quản trị cũ đã tuyên bố từ chức sau khi Hội đồng quản trị cũ giải thể theo sau sự ra đời của Hội đồng quản trị mới. Ông này, cũng là cựu ngoại trưởng Thái Lan, cho biết không muốn làm kẻ “2 lời” để đứng ra làm chuyện này khi mà trước đó đã tuyên bố từ nhiệm.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Said Irandoust, Chủ tịch Hội đồng điều hành AIT, cho rằng ông chỉ là người làm thuê, còn quyết định AIT theo hình thức nào là quyền của các thành viên Hội đồng quản trị. “Đó là vấn đề giữa chính phủ với chính phủ, không phải là trách nhiệm của tôi. Trách nhiệm của tôi là thực hiện những gì họ đã quyết”, ông Irandoust khẳng định.
Theo Báo Thanhnien
Theo báo Nihon Keizai (Nhật Bản), tình trạng đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang tiếp diễn và các tàu tuần tra của Trung Quốc liên tục hiện diện tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Kế hoạch giải tán Hạ viện vào cuối năm của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền, khiến ông phải đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.
Malaysia cấp tập đầu tư nhiều công trình trị giá tỉ USD để vượt qua Singapore trong cuộc đua trở thành trung tâm dịch vụ dầu khí châu Á.
Theo thông tin từ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, ngày 2/11, một nhóm 4 tàu hải giám của Trung Quốc lại xuất hiện trong vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Nguồn tin ngoại giao cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ yêu cầu NATO bố trí trên lửa Patriot trên lãnh thổ của mình để đối phó căng thẳng gia tăng ở biên giới với Syria. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố ngừng ủng hộ một nhóm đối lập lớn ở Syria.
Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản lại trở nên căng thẳng sau khi Seoul bắt đầu dùng tên mới với 2 đỉnh núi thuộc quần đảo Dokdo/Takeshima đang có tranh chấp với Nhật Bản trong các bản đồ, sách giáo khoa và các cổng thông tin điện tử kể từ ngày 29/10.