Văn phòng Thủ tướng Bru-nây, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22.

Văn phòng Thủ tướng Bru-nây, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22.

Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) đang ở trong giai đoạn quan trọng nhất, nhằm xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015. Nhiều đối tác của ASEAN ghi nhận vai trò quan trọng và trung tâm của Hiệp hội trong khu vực và trong cấu trúc Ðông Á đang định hình, đồng thời cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng và hội nhập khu vực.

 

Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột, gồm chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội đang được các quốc gia thành viên nỗ lực thúc đẩy. Trong đó, trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được khởi xướng từ năm 2007 đang trên đà phát triển thuận lợi. Ðến nay, các nước ASEAN đã thực hiện được 77,57% nội dung trong kế hoạch thành lập AEC. Theo thống kê chính thức, việc triển khai kế hoạch thành lập đã tăng thu nhập bình quân đầu người trong khu vực từ 2.267 USD/năm lên 3.759 USD/năm vào năm 2012; tổng giá trị thương mại toàn khối tăng 16,8%, từ 2.050 tỷ USD của năm 2010 lên mức 2.400 tỷ USD vào năm 2011; thương mại nội khối cũng tăng từ 520 tỷ USD lên 598 tỷ USD, tương đương 15,1% mỗi năm. ASEAN tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút lượng đầu tư nước ngoài kỷ lục 114 tỷ USD trong năm 2011, tăng 23% so năm 2010 và chiếm 7,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới. Mặc dù các nước ASEAN đã vượt qua được chặng đường dài hướng tới một thị trường chung kể từ thời điểm khởi xướng năm 2007, nhưng phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 vừa qua, các lãnh đạo ASEAN nhất trí thúc đẩy cạnh tranh nội khối thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư, coi đây là đòn bẩy tích cực cho tiến trình xây dựng AEC, đồng thời đề xuất đưa ra một lộ trình thực hiện các sáng kiến hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, để đạt được các tiêu chí và chỉ tiêu về mặt liên kết kinh tế từ nay đến năm 2015, ASEAN cần sử dụng và tranh thủ các đối tác cả về nguồn lực lẫn kinh nghiệm. ASEAN cần phát huy thế mạnh của mình, đó chính là vai trò chủ động của ASEAN gắn kết các đối tác, phục vụ  mục tiêu đã đề ra. Về phần mình, các đối tác của ASEAN một mặt ghi nhận vai trò quan trọng và trung tâm của ASEAN trong khu vực và trong cấu trúc Ðông Á đang định hình, mặt khác cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN trong tiến trình kết nối và hội nhập khu vực. Nhật Bản khẳng định, quan hệ đối tác đối thoại tốt đẹp đã được thiết lập giữa ASEAN và Nhật Bản trong 40 năm qua, đồng thời nhấn mạnh những tiềm năng và cơ hội để ASEAN và Nhật Bản mở rộng và nâng tầm quan hệ  trong thời gian tới. Trung Quốc tuyên bố mong muốn củng cố, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, thúc đẩy các dự án trọng điểm như tăng cường lòng tin lẫn nhau, hợp tác trên biển và mở rộng quan hệ đối tác kinh tế chiến lược toàn diện, cùng nhau củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ấn Ðộ coi ASEAN là một trụ cột chính trong chính sách "Hướng Ðông" nhằm mở rộng hợp tác và liên kết kinh tế của Niu Ðê-li với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thời gian tới, Niu Ðê-li ưu tiên thực hiện các cam kết đạt được với ASEAN sau khi hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ từ đối thoại lên đối tác, khẳng định có chung một tầm nhìn và quyết tâm cùng đồng hành tiến bước trên con đường hòa bình và thịnh vượng. Chính quyền của Tổng thống B.Ô-ba-ma cam kết tiếp tục thực hiện chính sách gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng, coi ASEAN là một trụ cột chính trong chính sách của Mỹ ở khu vực và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Oa-sinh-tơn cho biết tiếp tục mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác nhằm đưa quan hệ đối tác ASEAN- Mỹ lên tầm đối tác chiến lược.

ASEAN đã đề ra một lộ trình xây dựng Cộng đồng chung một cách toàn diện, tổng thể trên tất cả các lĩnh vực. Ðể hiện thực hóa "giấc mơ về cộng đồng chung ASEAN", ngoài những nỗ lực của khu vực thì ASEAN cũng rất cần sự hợp tác của khu vực và của cộng đồng quốc tế, nhất là các đối tác.

 

                                                                  Theo Báo ND

 

Các tin khác

Hiện trường tòa nhà bị sập.
Tamerlan Tsarnaev (trái) và Dzhokhar.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp toàn thể.

Kinh tế Mỹ đang khởi sắc

Vượt qua khó khăn về các vấn đề ngân sách, kinh tế Mỹ đang khởi sắc trong những tháng gần đây với giá nhà đất tăng, các chỉ số trên thị trường nhà đất, xe hơi, chứng khoán... đều lạc quan hơn; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục xu hướng giảm.

Triều Tiên cấm công nhân Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn tin từ Bộ Thống nhất nước này cho hay, Triều Tiên hôm nay nói rằng họ sẽ cấm các công nhân Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung Kaesong, chỉ cho phép công dân Hàn Quốc đang ở khu công nghiệp biên giới này trở về nhà tại Hàn Quốc.

Thái-lan nâng cấp mạng lưới sân bay

Với lợi thế địa lý và thế mạnh du lịch, Thái-lan đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống sân bay, củng cố vị thế trung tâm vận tải hàng không khu vực.

Nổ bom nhà thờ Hồi giáo Syria, 42 người chết

Theo Hãng thông tấn SANA của Syria, đêm qua 21-3, một vụ nổ đã xảy ra tại một nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Damascus của Syria làm 42 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương. Trong số những người chết, có một trong những lãnh tụ Hồi giáo dòng Sunni nổi tiếng nhất Syria, ông Mohammed al-Buti.

Pháo hoa nổ hàng loạt tại Mexico, 13 người chết

Ít nhất 13 người chết và 154 người bị thương khi xe tải chở đầy pháo hoa bất ngờ nổ tung trong một lễ hội tôn giáo ở miền trung Mexico hôm qua.

Châu Á ở đâu trong đối ngoại Mỹ?

Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang trên đường công du một loạt chín nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông từ ngày 24-2 đến 6-3 trong chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình trên cương vị mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục