Các đại biểu của các nước ASEAN tại lễ khai mạc ARDEX-13 tại Hà Nội sáng 21-10 (ảnh:VT)
Với sự tham gia của 2.500 người, 700 phương tiện các loại từ Việt Nam và chín nước thành viên ASEAN, tuần diễn tập Ứng phó Thảm họa Khẩn cấp Khu vực ASEAN (ARDEX-13) đã chính thức khai mạc sáng nay tại Hà Nội.
ARDEX-13 năm nay diễn ra trong bốn ngày từ 21 đến 24-10. Bên cạnh các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên ASEAN, tuần diễn tập lần này còn có sự tham dự của các quan sát viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Mỹ, các tổ chức như LHQ, các tổ chức xã hội và quốc tế khác.
Diễn tập Ứng phó Thảm họa Khẩn cấp khu vực ASEAN nhằm luyện tập, đánh giá và xem xét lại các cơ chế ứng phó với thảm họa khẩn cấp thực hiện theo Sổ tay Bố trí dự phòng và Thủ tục tác nghiệp chuẩn của khu vực ASEAN (SASOP).
Tuần diễn tập lần này được phối hợp tổ chức giữa Chính phủ Việt Nam và Trung tâm điều phối Hỗ trợ Nhân đạo khu vực ASEAN (Trung tâm AHA). Tuần diễn tập ARDEX năm nay cũng là năm đầu tiên kiểm tra năng lực điều hành của trung tâm AHA kể từ khi được thành lập vào tháng 11-2011.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Trong bối cảnh thiên tai cực đoan, bất thường, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước, trước hết là trong cộng đồng ASEAN để ứng phó với thiên tai, thảm họa lớn”. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ sự hài lòng khi thấy được quản lý thiên tai ở cấp khu vực vẫn được ưu tiên cao trong các quốc gia ASEAN cũng như trong sự hợp tác giữa ASEAN với các đối tác.
Mô hình nhà bị đánh sập phục vụ diễn tập (ảnh: VT).
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định, Việt Nam luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN trong việc thực hiện Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (AADMER) .
Tại phiên khai mạc, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh ghi nhận: “Diễn tập thực binh hàng năm giống như diễn tập ARDEX là rất quan trọng để đánh giá xem cơ chế ứng phó thiên tai của chúng ta có hiệu quả không, chúng ta có cần sửa đổi thêm không. Tôi hy vọng ARDEX-13 sẽ tạo ra đầu vào có tính xây dựng và thực tiễn để thực hiện hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER) và tăng cường sự phối hợp ứng phó thiên tai trong khu vực”.
Kịch bản của ARDEX -13 là siêu bão “Neptune” đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, làm hàng nghìn người chết. Siêu bão làm cho hàng vạn người bị ảnh hưởng do nhà cửa bị sập đổ, lũ lụt chia cắt đang cần được hỗ trợ khẩn cấp. Trung tâm AHA đã thực hiện kết nối liên lạc, điều phối và trợ giúp quá trình thực hiện việc hỗ trợ, còn các quốc gia thành viên đề nghị hỗ trợ cho Việt Nam.
Trực thăng bay trinh sát hiện trường vùng ngập lụt (ảnh: VT).
Ở cấp độ chiến lược, ARDEX-13 sẽ tập trung vào việc thực hành, đánh giá, rà soát các cơ chế SASOP để chia sẻ và trao đổi thông tin về thiên tai; yêu cầu đề xuất hỗ trợ; thực hiện đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp và tiếp nhận sự trợ giúp.
Ở cấp độ chiến thuật, ARDEX-13 sẽ tập trung vào cứu hộ thiên tai và thực hiện cứu trợ do nước chủ nhà Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN tham gia. Thông qua diễn tập, các bài học về tổ chức, chỉ đạo, điều phối sẽ được biên soạn để cải tiến SASOP và ứng phó thực sự với thiên tai.
Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER) được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ký vào tháng 7-2005 tại thủ đô Vientiane, Lào nhằm xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại kinh tế, xã hội và môi trường của các nước ASEAN. Cũng giống như các diễn tập ARDEX 2005 tại Malaysia, Campuchia (2006), Singapore (2007), Thái Lan (2008), diễn tập ARDEX-13 mang lại lợi ích trực tiếp cho các quốc gia thành viên ASEAN thông qua cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ nhân đạo trong ứng phó thảm họa khẩn cấp.
Các hoạt động của diễn tập ARDEX 13 bao gồm: - Diễn tập cơ chế: Diễn tập truyền thông sẽ được tổ chức vào ngày 17-10 nhằm thông tin cho Trung tâm AHA và các quốc gia thành viên ASEAN và yêu cầu hỗ trợ; diễn tập nhập cảnh (CIQ) sẽ được tiến hành vào ngày 20-10 để kiểm tra các thủ tục nhập cảnh cho người, các phương tiện tham gia cứu hộ, cứu trợ nhân; Các hội thảo chuyên đề tổ chức vào ngày 21 và 22-10 nhằm thảo luận về hệ thống quản lý thiên tai của Việt Nam, cơ chế hoạt động của Trung tâm AHA, chương trình công tác thực hiện Hiệp định AADMER và đào tạo Đội đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp (ERAT); Diễn tập Đánh giá nhanh ERAT (20-10 và 23-10); Đánh giá kết quả diễn tập (24-10). - Diễn tập thực binh tại Ba Vì, Hà Nội vào ngày 23-10: các lực lượng tìm kiếm cứu nạn các nước ASEAN phối hợp diễn tập theo các kịch bản cụ thể và hỗ trợ y tế tại hiện trường.Trong đó, diễn tập thực binh được tổ chức theo các kịch bản: (1) sơ tán, cứu trợ nhân dân vùng ngập lụt; (2) tìm kiếm cứu nạn trong công trình bị sập đổ; (3) tìm kiếm cứu nạn trong sự cố hóa chất; (4) bệnh viện dã chiến. Các kịch bản 2, 3, và 4 đã được các quốc gia Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái lan có kế hoạch huy động các lực lượng tìm kiếm cứu nạn với đầy đủ trang thiết bị và hậu cần. |
Theo Báo ND
Nói tới Moskva, không ai không biết con phố Arbat Cổ nổi tiếng. Nhân dịp 520 năm ngày "sinh nhật" con phố đậm chất văn hóa này, vốn được coi là một trong những con phố lâu đời nhất của thủ đô Nga, từ ngày 1-6/10, tại Moskva diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm đặc sắc. Chương trình được chuẩn bị rất phong phú, trong đó có các chuyến tham quan miễn phí tới bảo tàng và phòng triển lãm, rạp chiếu phim trong khu vực, cũng như các buổi hòa nhạc.
Theo TTXVN, ngày 19-9 (theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất ngờ tuyên bố giữ nguyên quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE3) trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu khởi sắc. Phát biểu sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke nói rằng Fed sẽ xem xét đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay.
Trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, tôi đã đi khám phá khu phố cổ Hà Nội, thăm khoảng 30 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Khi mà cộng đồng quốc tế đang nín thở chờ đợi thời khắc phát nổ của “quả bom Syria” thì bất ngờ, ngày 9-9-2013, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã công bố đề xuất “cần đặt kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế, và phải để chúng bị tiêu hủy”.
Hơn hai tuần đã trôi qua, kể từ khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng tấn công trừng phạt Syria về tội đánh dân thường bằng vũ khí hóa học ngày 21-8. Tuy nhiên, cho đến nay giờ “G” (giờ khai khỏa) vẫn chưa được xác định, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là những khó khăn cản trở quá trình ra quyết định của Tổng thống Obama ?
Ngày 23-8, hai vụ nổ bom liên tiếp xảy ra bên ngoài các nhà thờ của thành phố cảng Tripoli ở miền bắc Lebanon làm ít nhất 42 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố này.