Brexit khiến các nhà đầu tư chứng khoán của châu Âu và thế giới lo lắng. Ảnh: wsj.com.
Đến nay vẫn chưa thể đánh giá chính xác tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Song có thể khẳng định rằng, sự kiện này là một “cú sốc được lường trước” với những người thuộc hàng “siêu giàu” ở châu Âu và thế giới.
Ngay sau khi đa số các cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ nước này rời khỏi “mái nhà chung châu Âu” trong cuộc trưng cầu ý dân mang tính lịch sử ngày 23-6 vừa qua, Chỉ số Tỷ phú Bloomberg (Bloomberg Billionaires Index) đã ngay lập tức đưa ra thống kê về lượng tài sản ròng của hàng trăm người giàu nhất trên thế giới. Theo đó, chỉ trong ngày 24-6, 400 tỷ phú của thế giới đã mất đi 3,2% tổng giá trị tài sản ròng, tương đương 127 tỷ USD. Hiện tổng tài sản của nhóm tỷ phú giàu nhất này đã giảm xuống còn 3.900 tỷ USD.
Đứng đầu trong danh sách những tỷ phú bị thiệt hại nặng nề nhất bởi cú sốc mang tên “Brexit” phải nói tới người giàu nhất châu Âu, đồng thời là ông chủ nhiều hãng thời trang nổi tiếng A-man-xi-ô O-tê-ga (Amancio Ortega). Bloomberg ước tính ông này đã “mất trắng” hơn 6 tỷ USD sau khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại xứ sở sương mù được công bố. Xếp sau ông A-man-xi-ô O-tê-ga là 9 tỷ phú khác, mỗi người mất hơn 1 tỷ USD tài sản ròng, trong đó có các tỷ phú: Bin Ghết (Bill Gates), Giép Bi-dớt (Jeff Bezos) và Ghê-ran Ca-ven-đi-xơ Grót-vê-nơ (Gerald Cavendish Grosvenor) - người giàu nhất nước Anh.
Mặc dù vậy, theo Reuters, những người giàu có nhất nước Anh được cho là ít bị tổn thất hơn so với những tỷ phú khác. Tổng cộng 15 người giàu nhất xứ sở sương mù “chỉ mất” 5,5 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là ông Pi-tơ Ha-gri-vơ (Peter Hargreaves), nhà đồng sáng lập công ty môi giới chứng khoán danh tiếng Hargreaves Lansdown, mất tới 19% tổng giá trị tài sản. Đáng chú ý, theo Ủy ban Bầu cử Vương quốc Anh, ông Pi-tơ Ha-gri-vơ chính là nhà tài trợ lớn nhất cho chiến dịch vận động bỏ phiếu nước Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên, Pi-tơ Ha-gri-vơ nói rằng, ông không hề hối tiếc và tuyên bố, ông đã sẵn sàng làm việc với chính phủ Anh để giúp định hình tương lai kinh tế đất nước sau khi Anh không còn là một thành viên của EU.
Việc những người giàu nhất thế giới bị mất đi một phần tài sản “trong nháy mắt” được coi là hệ quả của những biến động nhanh chóng trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi có tin các cử tri Anh đã chọn con đường rời khỏi EU.
Thực tế cho thấy ngay trước khi kết quả trưng cầu ý dân được công bố, thị trường tài chính thế giới đã phải chứng kiến những tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ. Điển hình như đồng bảng Anh đã giảm giá tới 8% so với đồng USD của Mỹ. Theo mô tả của giới đầu tư, đây là sự lao dốc tồi tệ nhất kể từ năm 1985 của đồng bảng Anh.
Bên cạnh đó, kết quả trưng cầu ý dân về Brexit cũng đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu “bốc hơi” 2.100 nghìn tỷ USD, trong khi thị trường chứng khoán châu Âu rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008. Theo tờ USD Today, chỉ trong 10 phút giao dịch đầu tiên của ngày 24-6, thị trường chứng khoán Luân Đôn đã mất 164 tỷ USD.
Brexit cũng đã khiến các nhà đầu tư có xu hướng chạy khỏi chứng khoán và tìm đến những “kênh trú ẩn” an toàn hơn như vàng hay đồng yên.
Trong bức thư gửi Tạp chí Times trước khi cuộc trưng cầu ý dân diễn ra, người giàu nhất thế giới Bin Ghết cũng đã cảnh báo về những hậu quả nhãn tiền nếu Anh rời khỏi EU. Tỷ phú này cho rằng, Brexit sẽ khiến Anh trở thành địa điểm kinh doanh và đầu tư kém hấp dẫn hơn đáng kể.
Theo QĐND
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Thủ tướng Hàn Quốc Hoang Ky-ô An (Hwang Kyo-ahn) ngày 20-6 tuyên bố, chính phủ nước này sẽ tăng cường các biện pháp an ninh nhằm đối phó với các mối đe dọa khủng bố, đặc biệt là trong bối cảnh xuất hiện những mối quan ngại rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể đang hướng tới các mục tiêu là công dân Hàn Quốc và căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc.
Theo PTI và các nguồn tin nước ngoài, ngày 18-6, Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan đã nhất trí mở lại cửa khẩu Tốc-kham sau gần một tuần căng thẳng ở biên giới, trong đó lực lượng an ninh hai nước giao tranh tại đây làm ít nhất bốn người chết. Trước đó, hai bên đã nhất trí ngừng bắn cũng như giảm sự hiện diện quân sự tại khu vực Tốc-kham, cửa khẩu tấp nập nhất giữa hai nước, với hàng trăm lượt xe tải và hàng nghìn lượt người qua lại mỗi ngày. Đụng độ xuất phát từ việc xây cổng bên phía Pa-ki-xtan tại cửa khẩu Tốc-kham mà chính quyền I-xla-ma-bát nhấn mạnh là để ngăn chặn các phần tử khủng bố qua lại cửa khẩu này. Trong khi đó, Chính phủ Áp-ga-ni-xtan phản đối hoạt động xây dựng nói trên, cho rằng việc này vi phạm các thỏa thuận và các bản ghi nhớ đã đạt được giữa hai bên.
Chồng chất những sự kiện và diễn biến căng thẳng trên các lĩnh vực, nhất là về an ninh, quân sự, chính trị, những ngày qua, thế giới trải qua nhiều diễn biến phức tạp.
Hà Lan đang tiến hành điều tra thông tin về một mạng lưới ngầm thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang trà trộn vào những người nhập cư tại một trại tị nạn ở nước này.
Sau khi giành thêm nhiều phần lãnh thổ chiến lược từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, quân đội I-rắc tiếp tục mở chiến dịch quân sự tiến công trực tiếp vào thành phố Pha-lu-gia, thành trì của IS ở tỉnh An-ba. Cuộc chiến chống IS khốc liệt cùng làn sóng bạo lực tiếp tục gia tăng ở I-rắc khiến quốc gia Trung Đông này lâm vào khó khăn chồng chất.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 31-5, Tổng Cục An ninh đối ngoại của Pháp (DGSE) đã yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan an ninh An-giê-ri nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến công khủng bố trong dịp diễn ra Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2016), dự kiến diễn ra ở Pháp từ ngày 10-6 tới.